Doanh nghiệp đa cấp: Hơn nửa bị ‘xóa sổ’, nhiều công ty bị phạt nặng

Từ năm 2015 đến năm 2017, hơn một nửa số doanh nghiệp đa cấp bị “xóa sổ”, không những thế, nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng vì kinh doanh đa cấp trái phép.

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương vừa công bố báo cáo thường niên năm 2017, trong đó cho biết số lượng doanh nghiệp có giấy phép bán hàng đa cấp trên cả nước đã giảm xuống còn 33 doanh nghiệp.

Đây là báo cáo nhằm tổng hợp và ghi nhận các kết quả đã đạt được trong năm 2017, xây dựng phương hướng và kế hoạch hoạt động cho năm 2018.

doanh nghiep da cap hon nua bi xoa so nhieu cong ty bi phat nang

Hai công ty đa cấp Amway Việt Nam và Thiên Ngọc Minh Uy từng bị kết luận có nhiều sai phạm.

Tại báo cáo, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết trong năm 2017 đã tiến hành xử phạt nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Cụ thể, 3 doanh nghiệp bị xử phạt là Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm (30 triệu đồng), Công ty cổ phần Everrichs (620 triệu đồng), Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group (300 triệu đồng).

Ngoài ra, đơn vị này đã điều tra, xử phạt đối với một số doanh nghiệp khác như Thiên Ngọc Minh Uy (140 triệu đồng), Công ty TNHH Herbalife Việt Nam (140 triệu đồng), Công ty cổ phần Queenet Quốc tế (240 triệu đồng), Công ty TNHH World Việt Nam (80 triệu đồng), Công ty Người lái xe mặt trời (51 triệu đồng), Công ty TNHH Visi Việt Nam (30 triệu đồng).

Riêng kết quả kiểm tra tại Công ty cổ phần Tập đoàn sản xuất thương mại Quốc tế Greenlife với Bộ Công thương để xin ý kiến.

Đáng chú ý, theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, hiện số lượng doanh nghiệp hoạt động đa cấp đã giảm đáng kể, chỉ còn 33 doanh nghiệp, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động bán hàng đa cấp.

Hồi tháng 11/2016, trong thông báo liên quan tới công tác quản lý hoạt động đa cấp, Bộ Công thương cho biết tính đến hết tháng 10/2016, cả nước chỉ còn 42 doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực đa cấp so với 67 doanh nghiệp của năm 2015.

Trong số 25 doanh nghiệp bị xóa sổ có 14 công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, 11 doanh nghiệp tạm ngừng và chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp chủ yếu thực phẩm chức năng (51,27%), mỹ phẩm (31.65%), đồ gia dụng (12.33%).

Theo Bộ Công thương, hoạt động bán hàng đa cấp có nhiều biến tướng, ảnh hưởng đến người dân tham gia mạng lưới, với nhiều vi phạm. Phổ biến nhất là các doanh nghiệp tuy có bán hàng theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Hoặc không bán hàng theo phương thức đa cấp, nhưng sử dụng phương thức đa cấp để kinh doanh dịch vụ hoặc huy động tài chính.

Với loại hình vi phạm nói trên, Bộ Công thương cho rằng do pháp luật đã cấm, nên có thể coi là tội phạm và phải bị xem xét xử lý hình sự.

XEM THÊM

doanh nghiep da cap hon nua bi xoa so nhieu cong ty bi phat nang Lớp học 'đa cấp' của cô giáo già 75 tuổi giữa lòng Hà Nội

Trong lớp học của cô Côi, học sinh nhỏ nhất là 7 tuổi, học sinh lớn nhất đã 35 tuổi nhưng cũng chỉ mới đang ...

doanh nghiep da cap hon nua bi xoa so nhieu cong ty bi phat nang Vinaca: Lôi kéo tham gia khởi nghiệp như đa cấp

Các chi nhánh sẽ cấp miễn phí sản phẩm của Vinaca cho người bệnh, giá trị hóa đơn được hét giá tiền triệu, và họ ...

doanh nghiep da cap hon nua bi xoa so nhieu cong ty bi phat nang Bán gian hàng ảo kiểu đa cấp, 'giám đốc trẻ' thu lợi hơn 40 tỷ đồng

Hoàn thành lập các website, chia ra các tài khoản phụ gọi là gian hàng ảo. Hoàn bán các gian hàng ảo này, và những ...

doanh nghiep da cap hon nua bi xoa so nhieu cong ty bi phat nang Thủ đoạn huy động 15.000 tỷ của iFan

Modern Tech bị tố dùng đồng tiền ảo iFan để lừa đảo hàng chục nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư bằng nhiều cách thức.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.