Đổi 40ha 'đất vàng' lấy 2,85km đường: Chủ đầu tư là doanh nghiệp 'tay ngang'?

Dù được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3 theo hợp đồng BT với kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng song hai doanh nghiệp LOD và Bắc Việt lại chưa từng xây dựng dự án hạ tầng nào nổi bật.
 
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang Hà Nội muốn đổi 2,85km đường lấy 40ha 'đất vàng'
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang Khu đô thị Dương Nội và 3 Tổng công ty vào 'tầm ngắm' Kiểm toán Nhà nước
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang Vốn đầu tư của dự án BT chủ yếu là vốn vay tạo kẽ hở thất thoát ngân sách nhà nước
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang
Đường vành đai 3 (Ảnh minh họa)

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2790/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Đề xuất dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân theo hình thức hợp đồng BT.

Theo đó, tuyến đường có chiều dài 2,85 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 274 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 967 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến từ 2018 đến 2020.

Hà Nội đề xuất, thực hiện dự án theo hình thức BT, lấy quỹ đất thanh toán cho dự án BT tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm gồm các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 với diện tích khoảng 39,8 ha thuộc Quy hoạch phân khu S4.

Hai doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư dự án này là Liên danh Công ty CP Phát triển Nhân lực LOD và Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt. Đổi lại việc bỏ ra hơn 1.400 tỷ để xây tuyến đường 2,85km này, liên doanh sẽ nhận gần 40ha đất vàng từ thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, đáng chú ý, LOD và Bắc Việt là những cái tên khá mới mẻ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khi không có dự án nào đã xây dựng nổi bật.

Theo giới thiệu trên trang web, Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD - LOD Corp tiền thân là Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài, ra đời năm 1992 trong bối cảnh tiếp nhận lại Công ty xuất khẩu thuyền viên thuộc Tổng công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ hợp tác quốc tế GTVT - Bưu điện.

Doanh nghiệp này hoạt động chính ở khá nhiều lĩnh vực như cung ứng nhân lực, bất động sản, tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch và thương mại.

Trong chiến lược phát triển công ty, LOD Corp cũng cho biết sẽ đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực kinh doanh khác như du lịch, dịch vụ thương mại, kinh doanh bất động sản, trở thành công ty đa ngành nghề. Tuy nhiên, các lĩnh vực này hầu như không dính dáng gì đến lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ngay cả mảng bất động sản, doanh nghiệp này có đầu tư một số dự án như khu nhà ở quận Hoàng Mai, tòa nhà văn phòng Trần Thái Tông, khách sạn Hạ Long Deam nhưng các dự án này có quy mô không lớn và đã triển khai cách đây nhiều năm trước (thông tin trên trang web từ năm 2014). Hiện tại danh mục bất động sản của LOD Corp không cập nhật thêm dự án mới nào.

Trong khi đó, đối tác còn lại trong liên danh thực hiện dự án là Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt thông tin cũng rất ít ỏi. Công ty này không có website riêng.

Khi tìm kiếm doanh nghiệp này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Bắc Việt được thành lập tháng 10/2008 và có trụ sở tại số 5, lô 15A, đường Trung Yên 3, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trong số 12 nhóm ngành nghề đăng ký kinh doanh, ngành nghề chính được giới thiệu của Bắc Việt là kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra là bán buôn máy móc, thiết bị y tế; vận chuyển hành khách bằng ô tô; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi…

Theo đánh giá, vị trí nghiên cứu phân khu đô thị S4 thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV thuộc địa giới hành chính các phường Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Phúc La, Vạn Phúc,… mà Thành phố Hà Nội dự định sẽ đổi đất cho nhà đầu tư là các điểm "nóng" trong phát triển đô thị và đất đang có giá.

Chẳng hạn, riêng với khu vực Đại Mỗ, theo định giá của giới đầu tư bất động sản, mức giá sàn cho đất nền khu vực này đang giao động từ 14 triệu/m2. Tuy nhiên, đó chỉ là giá sàn, được thực hiện trên hợp đồng, còn giá bán ra có thể chênh lên gấp 5-7 lần.

Bên cạnh đó, việc thực hiện dự án theo hình thức BT khiến nhiều người lo ngại bởi tính không minh bạch.

Trong đó, theo chuyên gia, phương án quy đổi đất là "điểm mù" đáng quan ngại bởi rất khó xác định được giá đất, vì giá đất phụ thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng.

Trên thực tế, mới đây, hàng loạt dự án BT sai phạm của nhiều 'ông lớn' cũng đã bị Kiểm toán Nhà nước điểm mặt.

Các sai phạm chủ yếu của các dự án BT hầu hết có liên quan đến việc thực hiện chi phí tài chính chưa hợp lý hay nhiều nhà đầu tư dự án xác định lãi suất vốn vay còn sai sót, thiếu cơ sở, xác định tổng vốn đầu tư trong phương án tài chính chưa hợp lý, một số chi phí lập cao so với thực tế và quy định; hoặc xác định tổng mức đầu tư không chính xác lập dự án, phê duyệt thiết kế dự toán của hầu hết các dựa án còn sai sót về khối; lượng, định mức đơn giá…

doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu 'thừa' 22.000 tỷ đồng
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang BT đổi đất lấy hạ tầng: Cơ hội 'chiếm' đất vàng và khoản sinh lời vô cùng lớn
doi 40ha dat vang lay 285km duong chu dau tu la doanh nghiep tay ngang Nhiều dự án BOT, BT và ODA có 'sai phạm' lên đến hàng chục triệu USD
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.