Nhiều dự án BOT, BT và ODA có 'sai phạm' lên đến hàng chục triệu USD

Nhiều dự án BOT, BT và ODA sau khi bị thanh tra đã lộ rõ sai phạm hàng chục triệu USD, có dự án bị lập sai tổng mức đầu tư đến hơn 81,6 triệu USD.
nhieu du an bot bt va oda co sai pham len den hang chuc trieu usd BOT giao thông: Đề nghị kiểm soát phương tiện, doanh thu thực tế
nhieu du an bot bt va oda co sai pham len den hang chuc trieu usd Nghịch lý dân tố phí cao, chủ đầu tư 'than lỗ' ở các dự án BOT
nhieu du an bot bt va oda co sai pham len den hang chuc trieu usd
Dự án BOT Quốc lộ 1 qua Khánh Hòa giảm hơn 13 năm thu phí hoàn vốn. (Ảnh: A.M)

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tình hình ngân sách 2015, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) trong năm 2015 còn bộc lộ nhiều nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước nhận định, đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chưa có tiêu chí lựa chọn dự án được đầu tư theo hình thức này, hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định Nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu.

Việc xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót, xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế, nghiệm thu, thanh toán cũng còn sai phạm. Việc góp vốn chủ sở hữu chưa đúng tỷ lệ cam kết, tiến độ thi công chưa đảm bảo, chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí để xác định lưu lượng phương tiện giao thông thực tế qua trạm thu phí.

Theo Kiểm toán Nhà nước, khoảng cách một số trạm thu phí không đảm bảo quy định tối thiểu 70km. Qua kiểm toán, đơn vị này đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán (năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu hơn 107 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày.

Dự án công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1488 đến Km1525 của tỉnh Khánh Hòa chính là dự án giảm thời gian thu phí hoàn vốn lên đến 13 năm 1 tháng 12 ngày. Ngoài ra, còn nhiều dự án khác như: dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14, tỉnh Đắk Nông) đoạn từ Km1793+600 đến Km1824+00 giảm thời gian thu phí hoàn vốn 12 năm 3 tháng 22 ngày, dự án xây dựng đường nối từ Nguyễn Duy Trinh và KCN Phú Hữu (quận 9, TP HCM) giảm 11 năm....

nhieu du an bot bt va oda co sai pham len den hang chuc trieu usd
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được đầu tư theo hình thức BT có tổng mức đầu tư bị lập sai lên đến 81,6 triệu USD. (Ảnh: T.L)

Ngoài những dự án BOT thì các dự án đầu tư theo hình thức BT, ODA và các nguồn vốn khác cũng mắc nhiều sai phạm.

Theo Kiểm toán Nhà nước, đối với các dự án BT(xây dựng - chuyển giao) thì việc giao dự án BT cho Nhà đầu tư, chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng dự án là không đúng quy định. Hợp đồng BT chưa quy định cụ thể việc thanh toán khi Nhà đầu tư nhận được tiền hoàn trả. Cơ cấu vốn đầu tư trong hợp đồng không đảm bảo quy định. Xác định giá trị hợp đồng còn nhiều sai sót, có dự án không lập phương án tài chính, nhà đầu tư cũng tính chi phí lãi vay không phù hợp với quy định 24,4 triệu đô la Mỹ (tương đương 534,6 tỷ đồng). Công tác lập dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế - dự toán, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành còn nhiều sai sót, góp vốn chủ sở hữu không đạt yêu cầu.

Điển hình như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (Hà Nội) có tổng mức đầu tư lập sai lên đến 81,6 triệu USD hay dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1 (Phú Yên – Khánh Hòa) có tổng mức đầu tư lập sai là 3,8 tỷ đồng....

nhieu du an bot bt va oda co sai pham len den hang chuc trieu usd
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 và cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Duyên Hải được sử dụng nguồn vốn ODA làm lãng phí 3,3 triệu USD. (Ảnh: T.L)

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác thì chưa bố trí đầy đủ, kịp thời theo cơ cấu vốn trong quyết định đầu tư được phê duyệt, đặc biệt là vốn đối ứng, vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí đầu tư, chưa chuyển đổi chủ thể hợp đồng vay khi chuyển đổi chủ đầu tư theo quy định làm tăng chi phí đầu tư. Sử dụng vốn của dự án sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc chưa phù hợp với điều khoản hợp đồng. Vi phạm quy định của nhà tài trợ dẫn đến việc dừng cấp vốn gây lãng phí nguồn vốn đã đầu tư.

Cá biệt như dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 và cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Duyên Hải vừa có bảo lãnh của Chính phủ, vừa phải mua bảo hiểm khoản vay với mức phí 5% (tính trên tổng nợ gốc và lãi phải trả) và việc thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện 1 lần không theo quá trình giải ngân thực tế làm lãng phí phí bảo hiểm 3,3 triệu đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân của các dự án còn thấp, công tác ghi thu - ghi chi chưa kịp thời, số liệu ghi thu - ghi chi chưa chính xác…

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.