Đề xuất cho kiện Kiểm toán Nhà nước ra tòa

Theo dự luật, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có quyền xử phạt vi phạm, đồng thời các đối tượng bị kiểm toán được khiếu nại hoặc kiện KTNN ra tòa.
Đề xuất cho kiện Kiểm toán Nhà nước ra tòa - Ảnh 1.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Quochoi.vn).

Sáng nay (11/3), Tổng KTNN Hồ Đức Phớc trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN. Ông Phớc cho biết tuy Luật KTNN mới thi hành được 3 năm, nhưng có một số bất cập, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung.

Một trong những quy định mới đáng chú ý của dự luật là cho phép đối tượng bị kiểm toán có thể khiếu nại, kiện KTNN ra tòa. Cụ thể, dự luật bổ sung quyền kiến nghị, khiếu nại đối với báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến việc sử dụng, quản lý đất đai, quản lý tài chính công, tài sản công.

Đồng thời, dự luật cũng dự kiến trao thêm quyền cho Tổng KTNN như: quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan; ra quyết định về việc phải nộp ngân sách nhà nước của tổ chức, cá nhân có liên quan theo kết quả kiểm toán của KTNN.

Thảo luận về nội dung dự luật, trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đồng ý quy định quyền khiếu nại và khởi kiện ra tòa đối với các kết luận và báo cáo kiểm toán (hiện nay chưa có quy định). 

"Nhưng luật cần quy định cụ thể, ví dụ khiếu nại cấp dưới của Tổng KTNN thì Tổng KTNN giải quyết, nhưng người ta khiếu nại chính Tổng KTNN thì ai giải quyết?" - bà Hải nêu vấn đề.

Năm trước, cử tri hoan nghênh KTNN đã tiến hành kiểm toán các dự án BOT khiến rút thời gian thu phí hàng trăm năm so với dự kiến, cử tri đề nghị KTNN tiếp tục chú trọng vấn đề này, tiếp tục kiểm toán các dự án BOT

Bà Nguyễn Thanh Hải







Một quy định mới khác được KTNN đề nghị nhưng đang có quan điểm khác nhau, đó là dự kiến trao quyền xử phạt cho KTNN. 

Từ phân tích về chức năng, nhiệm vụ, vị trí của KTNN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng trước đây KTNN được thành lập trên yêu cầu là phải có cơ quan độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, do Quốc hội thành lập. 

"Một cơ quan độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, nếu không trao quyền cho họ được xử phạt thì rất băn khoăn. Chúng tôi đề nghị nên cho phép KTNN có quyền xử phạt" - bà Nga bày tỏ.

Tuy vậy, theo Chủ nhiệm Ủ ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, đa số ý kiến trong thường trực ủy ban này đề nghị cân nhắc nội dung trên. 

"Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ở lĩnh vực nào thì có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực đó, trong khi KTNN không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước" - ông Hải nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích: về nguyên tắc xử phạt hành chính, người vi phạm quy định về quản lý hành chính mà chưa đến mức xử lý hình sự thì bị xử phạt hành chính. Với các đối tượng thuộc phạm vi đang kiểm toán, nếu họ vi phạm quy định về công vụ thì họ bị xử lý kỷ luật. Và nếu họ đã bị xử lý kỷ luật rồi thì không bị xử phạt nữa, vì mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần thôi.

Do còn nhiều quy định trong dự luật chưa được sự thống nhất giữa cơ quan trình (KTNN) và cơ quan thẩm tra (Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách), các thành viên Ủy  ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hai cơ quan cần trao đổi, thảo luận, làm rõ các nội dung, vấn đề mới còn quan điểm khác nhau, tiếp tục chỉnh lý dự án luật để trình Quốc hội xem xét.

Kiểm toán Nhà nước "soi" sai phạm, tham nhũng trong quản lý tài sản công tại TPHCMKiểm toán Nhà nước 'soi' sai phạm, tham nhũng trong quản lý tài sản công tại TPHCM Tổng Kiểm toán nhà nước: Sabeco là công ty nội điển hình về chuyển giá, tránh thuếTổng Kiểm toán nhà nước: Sabeco là công ty nội điển hình về chuyển giá, tránh thuế Kiểm toán toàn bộ tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khíKiểm toán toàn bộ tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí
chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.