Đồng USD giúp Mỹ vượt lên khi đối đầu với Trung Quốc

Trong cuộc chiến trừng phạt qua lại với Washington: Bắc Kinh có thể kiểm soát biên giới của chính mình, nhưng đồng bạc xanh lại thống trị thế giới.

Theo Bloomberg, trong những tháng qua, chính quyền ông Trump đã trừng phạt hàng chục quan chức và hạn chế quyền truy cập của nhiều công ty Trung Quốc. Các hình phạt của Mỹ khiến Đặc khu trưởng Hong Kong phải đau đầu vì thẻ tín dụng, buộc liên minh tín dụng của cảnh sát thành phố này phân bổ gần 1,4 tỉ USD tài sản về các ngân hàng Trung Quốc.

Trong khi đó, các "biện pháp đối phó cứng rắn" mà Bắc Kinh đe dọa quan chức Mỹ lại không tạo ra được mấy ảnh hưởng. Trong số hàng chục cá nhân bị Trung Quốc trừng phạt từ tháng 7, chưa có ai nhận được thông báo hình phạt họ phải nhận gồm những gì. Giả định duy nhất của họ là bản thân sẽ không được chào đón tại Trung Quốc.

Sự thống trị của đồng USD mang lại ưu thế cho Mỹ trong cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng với Trung Quốc - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, "diều hâu" chống Trung Quốc có tiếng trong chính trường Mỹ. (Ảnh: Bloomberg)

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người hai lần bị nêu tên trong các thông báo trừng phạt của Bắc Kinh trong năm nay cho biết: "Tôi tự hào vì được xướng tên trong danh sách trừng phạt của Trung Quốc, nhưng hành động của Bắc Kinh không có bất kì tác động nào đối với tôi".

Dù Trung Quốc đã điều chỉnh phản ứng của mình để giảm thiểu rủi ro leo thang căng thẳng với Mỹ, động thái của nước này bị giới hạn bởi sự thống trị của đồng USD trong tài chính quốc tế.

Đồng USD được sử dụng trong gần 40% giao dịch SWIFT trong tháng 7, trong khi đó đồng nhân tệ lại chỉ chiếm chưa đầy 2%. Điều này khiến các ngân hàng đa quốc gia, bao gồm cả ngân hàng Trung Quốc buộc phải tuân thủ theo lệnh trừng phạt của Mỹ.

Lợi thế của đồng USD còn có thể trở nên quan trọng hơn nếu chính quyền ông Trump trừng phạt các tổ chức tài chính ở Hong Kong, hoặc có hành động trực tiếp chống lại các ngân hàng Trung Quốc.

Vũ khí lớn nhất của Bắc Kinh vẫn là ngăn chặn khả năng tiếp cận với thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Hôm 9/9, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu viết rằng Bắc Kinh đang cân nhắc các động thái tương tự.

Tweet ông Hồ đăng ngày 8/9 viết: "Theo những gì tôi biết, Trung Quốc sẽ trừng phạt các quan chức cấp cao của Mỹ đến thăm Đài Loan và các công ty Mỹ mà họ có quan hệ. Những quan chức này sẽ không bao giờ được phép vào Trung Quốc đại lục, các công ty Mỹ có liên quan với họ cũng sẽ mất thị trường Trung Quốc". 

Sự thống trị của đồng USD mang lại ưu thế cho Mỹ trong cuộc đối đầu ăn miếng trả miếng với Trung Quốc - Ảnh 2.

Ông Edwin Lai, Giáo sư kinh tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho biết: "Trung Quốc không có nhiều công cụ để thực thi các lệnh trừng phạt vì hệ thống thanh toán của Mỹ quá phổ biến và lan tỏa khắp nơi".

"Trung Quốc bị yếu thế trong cuộc chơi trừng phạt vì hệ thống thanh toán của họ quá kém phát triển và đồng nhân dân tệ phải mất đến vài thập kỉ nữa để quốc tế hóa".

Các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ cũng ít có rủi ro phản tác dụng hơn so với chiến thuật cắt đứt tiếp cận thị trường của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Bắc Kinh phải cảnh giác với những động thái có thể khiến các công ty đa quốc gia sợ hãi và làm lung lay thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz là một trong những chính trị gia Mỹ bị Trung Quốc trừng phạt. Bà Maria Jeffrey, nữ phát ngôn viên của ông Cruz nhận xét các đòn trả đũa lẫn nhau cho thấy Mỹ có hệ thống trừng phạt mạnh hơn hẳn Trung Quốc. Đơn cử, Mỹ có qui trình để thông báo cho người khác rằng họ đã bị nhắm mục tiêu.

Bà Jeffrey nói: "Tôi đoán ông Cruz không thể đến Trung Quốc lần nữa. Khi Mỹ cấm thị thực của ai đó, chúng tôi có nhân sự gửi thư cho họ và nói rằng: "Xin đừng mất công cố đến Mỹ"".

Quyết định mới nhất của Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc bị cáo buộc xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông cho thấy Mỹ đang mở rộng chiến lược của mình. Các ngân hàng Trung Quốc lớn có hoạt động tại Mỹ đã thực hiện các bước để tuân thủ lệnh trừng phạt của Washington.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.