Theo đó, trong giai đoạn 2013-2017, thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai 12 dự án BT. Trong đó, chỉ có 8/12 dự án cơ bản hoàn thành.
Tại ba dự án BT mà Đoàn KTNN tiến hành kiểm toán đã phát hiện ra sự chênh lệch hàng nghìn tỉ đồng giữa tổng mức đầu tư dự án với chi phí thực tế của dự án.
Cụ thể, dự án BT nút giao thông trung tâm quận Long Biên do công ty Cổ phần Him Lam làm chủ đầu tư chỉ có chi phí thực tế là 1.300 tỉ đồng thay vì 2.480 tỉ đồng như tính toán dự kiến của công ty này.
Ứng với số tiền dự toán, Him Lam đã được nhận về gần 700ha “đất vàng” ngay trung tâm quận Long Biên của Hà Nội.
Dự án BT nút giao thông trung tâm quận Long Biên do công ty Cổ phần Him Lam làm chủ đầu tư chỉ có chi phí thực tế là 1.300 tỉ đồng thay vì 2.480 tỉ đồng như tính toán dự kiến (Ảnh minh họa) |
Với dự án xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn trên địa phận Hà Nội) có chủ đầu tư là công ty Cổ phần Comaland số tiền chênh lệch là 50 tỉ đồng, giảm so với 496 tỉ đồng theo dự toán của công ty này. Theo đó, Comaland đã nhận về 63 ha quỹ “đất sạch” của Thành phố.
Dự án đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tasco có giá trị thực chỉ khoảng 950 tỉ đồng so với dự toán lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.
Theo đó, với 1.500 tỉ đồng dự toán ban đầu, Tasco được UBND TP Hà Nội giao 37ha đất đối ứng để xây khu nhà ở sinh thái. Mặc dù dự án BT còn chưa hình thành, tuy nhiên khu nhà ở sinh thái Xuân Phương đã hoàn thiện xong và tiến hành mở bán.
Như vậy, tại ba dự án mà Đoàn KTNN tiến hành kiểm toán, giá trị thực chỉ là gần 2.700 tỉ đồng, so với mức hơn 4.400 tỉ đồng dự kiến ban đầu, chênh lệch giá trị lên tới gần 2.000 tỉ đồng, tức là giảm gần 40% giá trị “ảo” của ba dự án này.
Ngoài ra, cũng theo Đoàn KTNN, trong số gần 2.700 tỉ đồng giá trị thực của ba dự án còn phải gảm trừ hơn 400 tỉ đồng do sai khối lượng, sai định mức, sai đơn giá…Do đó, tổng giá trị thực sự chỉ còn 2.300 tỉ đồng cho ba dự án trên
Theo đó, chỉ với 2.300 tỉ đồng đầu tư so với mức dự toán ban đầu là 4.400 tỉ đồng, các chủ đầu tư đã “ẵm trọn” gần 800 ha đất trong quỹ đất sạch của TP Hà Nội, một cái giá quá hời.
Do đó, Đoàn KTNN cũng yêu cầu phải xác định lại giá trị đất được giao cho chủ đầu tư.
Thời điểm giao đất và cách thức tạm tính tiền sử dụng đất tại các khu đất đối ứng được coi là nhiều bất cập, dẫn đến lãng phí ngân sách Thành phố do giá trị hợp đồng BT thực tế thấp hơn rất nhiều so với giá trị tạm tính ban đầu.
Để giải thích cho việc có sự chênh lệch chi phí lớn như vậy, Đoàn KTNN đưa ra hai nguyên nhân. Thứ nhất là do giá trị nhà đầu tư kí kết với nhà thầu, chi phí vay lãi đều thấp hơn so với dự toán ban đầu trong hợp đồng BT.
Thứ hai là do xác định sai giá trị xây lắp, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lí dự án, cùng các chi phí khác chưa hợp lí, chưa phù hợp với các hợp đồng BT.
Được biết, dự án BT (xây dựng-chuyển giao), là dự án mà nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng xong sẽ được cơ quan nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác. Tuy nhiên những khu đất đối ứng thường ở vị trí đẹp, và thường giao cho chủ đầu tư ngay trước khi dự án BT được hình thành.
Ngoài ra, trong tổng số 12 dự án BT trong giai đoạn này, chỉ có một dự án được đấu thầu công khai, các dự án khác đều được chỉ định thầu. Chính sự nhập nhèm về quy định này dẫn tới việc các dự án BT dễ bị bóp méo vì lợi ích nhóm.
Thủ tướng yêu cầu thu hồi ngay dự án BT nếu phát hiện sai phạm
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ xem xét dự ... |
Đại biểu Quốc hội lo 'dự án BT biến tướng thành giao dịch ngầm'
Hơn 90% dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) ở các địa phương lựa chọn nhà đầu tư qua ... |
Khánh Hòa: Dừng dự án BT liên quan đến sử dụng tài sản công
Theo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, các dự án BT liên quan đến sử dụng tài sản công trên địa bàn đã dừng lại để ... |