Đại biểu Quốc hội lo 'dự án BT biến tướng thành giao dịch ngầm'

Hơn 90% dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) ở các địa phương lựa chọn nhà đầu tư qua chỉ định thầu.

Quan ngại này được các đại biểu nêu khi thảo luận, góp ý về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019; cũng như kế hoạch ngân sách 2019 - 2021, sáng 28/10.

Sớm hướng dẫn việc thanh toán các dự án BT

Ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hoá bày tỏ lo lắng khi vẫn còn khoảng trống pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) ở nhiều địa phương.

Dẫn kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, ông Diến cho hay, chỉ một trong 12 dự án giai đoạn 2013 - 2017 đấu thầu, còn lại 11 dự án được phân giao qua chỉ định thầu. Thời điểm giao đất thanh toán, thời điểm giao dự án còn nhiều bất cập.

"Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án. Dự án BT có thể trở nên biến tướng thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước", ông Diến cảnh báo.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị thu hồi hơn 4.500 tỷ đồng qua các dự án BT. Tại nhiều dự án nhà đầu tư được giao nhiều khâu như lập dự án, lập dự toán nhà đầu tư, thẩm định dự án... nhưng thực chất đều là một người lập nhưng "đẻ" ra nhiều doanh nghiệp. Điều này dẫn đến không đảm bảo tính khách quan, gây thất thoát cho ngân sách.

Từ phân tích này, đại biểu Diến đặt vấn đề, với các dự án BT nhiều "lùm xùm" như vậy cho thấy chưa thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách. Vì thế có nên thực hiện tiếp các dự án BT hay không, và nếu có thì cần một thể chế mới về hình thức đầu tư này.

BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

Cũng chỉ rõ nhiều sai sót trong một số hợp đồng theo hình thức xây dựng BT tại các địa phương, đại biểu Trần Đăng Ninh nói, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là dừng thanh toán quỹ đất của các dự án BT và chưa có hướng dẫn mới để triển khai.

Song, đại biểu Leo Thị Lịch có quan điểm ngược lại. Bà đồng tình với quyết định của Bộ Tài chính vừa qua, khi tạm đình chỉ thực hiện dùng quỹ đất công thanh toán cho các dự án BT. Song để tránh "tắc đường" triển khai các dự án hạ tầng công cộng, bà đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư đã ứng vốn làm dự án.

Thu ngân sách từ thuế, phí giảm và nợ đọng thuế lớn

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu cân đối ngân sách năm 2018 trên 1,35 triệu tỷ đồng, vượt dự toán 39.200 tỷ đồng, khoảng 3% dự toán.

Nhìn vào dữ liệu này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé và Nguyễn Thanh Hiền đều quan ngại, khi các khoản tăng thu ngân sách chủ yếu đến từ các nguồn không ổn định; số vượt thu chủ yếu từ dầu thô, nhà đất. Nếu loại bỏ yếu tố thu từ đất thì nhiều địa phương hụt thu. Trong doanh nghiệp còn thất thu thuế, chuyển giá.

"Chúng ta vẫn bán tài nguyên để phát triển, trong khi thu ở các khu vực bền vững như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh đều giảm", đại biểu Kim Bé nêu, đồng thời kiến nghị Chính phủ cần tăng cường kiểm soát, có kế hoạch thu ở những nơi còn dư địa, cũng cần chống chuyển giá.

Về nợ đọng thuế vẫn tăng cao, bà Bé cũng cho rằng, năm 2018 nợ thuế ước đạt 82.900 tỷ đồng, trong khi nợ thuế không có khả năng thu là 34.800 tỷ do người nộp thuế đã chết, mất năng lực hành vi dân sự...

"Chính phủ cần làm rõ vấn đề này và đề nghị Quốc hội xoá các khoản nợ không thu được để minh bạch về thuế", nữ đại biểu tỉnh Kiên Giang đề nghị.

Trong khi đó đại biểu Trần Văn Tiến lo lắng tỷ trọng thu ngân sách từ thuế và phí đang giảm dần. Ông dẫn số liệu thu trong 5 năm qua (năm 2016 tỷ lệ này là 20,4%; năm 2017 là 20,2% và dự kiến năm 2019 là 20%, và đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra để chống thất thu thuế.

dai bieu quoc hoi lo du an bt bien tuong thanh giao dich ngam

Khánh Hòa: Dừng dự án BT liên quan đến sử dụng tài sản công

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, các dự án BT liên quan đến sử dụng tài sản công trên địa bàn đã dừng lại để ...

dai bieu quoc hoi lo du an bt bien tuong thanh giao dich ngam

Dừng thanh toán quỹ đất BT: Luật có hiệu lực 8 tháng vẫn phải… chờ Nghị định

“Theo một nguồn tin riêng, hôm qua Chính phủ họp bàn về nghị định này và kỳ vọng sẽ ban hành trong tháng 8 để ...

dai bieu quoc hoi lo du an bt bien tuong thanh giao dich ngam

Siết cho vay BT giao thông, bất động sản, tiêu dùng

Theo chỉ thị của Thống đốc, các ngân hàng cho vay bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng nhiều sẽ bị thanh tra.

dai bieu quoc hoi lo du an bt bien tuong thanh giao dich ngam

Cận cảnh các dự án BT đổi lấy 'đất vàng' tại Nha Trang

Nhiều dự án BT tại Khánh Hòa được hoàn vốn bằng các khu "đất vàng" tại trung tâm TP Nha Trang khiến dư luận quan ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.