Dự án đường trên cao dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất là giải pháp tạm thời, tốn kém

Hai chuyên gia kiến trúc – qui hoạch hàng đầu Việt Nam, PGS TS KTS Phạm Tứ và TS KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng dự án đường trên cao kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất giảm tải kẹt xe cho cửa ngõ sân bay chỉ là giải pháp tạm thời và tốn kém.
du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem Đường vào sân bay Tân Sơn Nhất kẹt xe kinh hoàng trước lễ 30/4
du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem 'Không thể tư duy nếu cấm xe hai bánh người dân sẽ đi xe buýt'
du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem
Dự án đường trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Đông Á cung cấp - Ảnh: Quang Định - Đồ họa: Tấn Đạt

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TPHCM thông tin về việc ba liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông và Công ty cổ phần Hạ tầng Đông Á đề xuất xây dựng dự án đường trên cao kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất có tổng chiều dài 3.240m với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng nhằm giảm tải kẹt xe cho cửa ngõ sân bay theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, điểm đầu của dự án này là sảnh nhà ga quốc tế T2, xây cầu cạn chạy qua trước nhà ga quốc nội T1 ra đường Thăng Long, đi dọc đường Thăng Long qua đường Phan Thúc Duyện, đi qua công viên Hoàng Văn Thụ, vượt qua nút giao và tiếp đất tại 2 nhánh trên đường Hoàng Văn Thụ và Nguyễn Văn Trỗi có chiều dài 2.100m.

Trước một dự án lớn để giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất, PGT TS KTS Phạm Tứ, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP HCM, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kiến Trúc TP HCM cho rằng, đối với đô thị lớn như TP HCM lại đang trong bối cảnh đô thị hoá mạnh mẽ, việc tổ chức kết hợp nhiều giải pháp cho giao thông đô thị là cần thiết (ngầm, trên mặt đất, trên cao), có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và đô thị vận hành thông suốt.

du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem
Giao lộ Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa là nút thắt cổ chai khi các phương tiện từ sân bay Tân Sơn Nhất đổ về, đây cũng là một nguyên nhân gây ùn tắc - Ảnh : Đại Việt

Tuy nhiên giải pháp đường trên cao thường là lựa chọn cuối cùng vì giá thành cao và ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan đô thị.

“Nếu bắt buộc phải chọn đường trên cao, cần tìm giải pháp dung hòa giữa cảnh quan chung, nhất là kiến trúc cảnh quan với hình ảnh tuyến đường, để đảm bảo vấn đề tổ chức không gian và thẩm mỹ đô thị ở mức tốt nhất có thể. Nhiều đô thị trên thế giới cũng chọn giải pháp đường trên cao”, vị Phó Giáo sư nhận định.

du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem
PGS TS KTS Phạm Tứ

“...dự án chỉ mang tính chất "giải cứu" tạm thời, thiếu sự kết nối với hệ thống đường trên cao trong tương lai của TP cũng như kết nối với các nút giao thông quan trọng hiện hữu khác, như vậy giải pháp đường trên cao này không đáp ứng được lâu dài”.

Riêng với dự án: "Đường trên cao kết nối trực tiếp vào sân bay Tân Sơn Nhất" như sơ đồ được đăng bởi Công ty cổ phần hạ tầng Đông Á, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc TP HCM nhận định: “Theo tôi dự án chỉ mang tính chất "giải cứu" tạm thời, thiếu sự kết nối với hệ thống đường trên cao trong tương lai của TP cũng như kết nối với các nút giao thông quan trọng hiện hữu khác, như vậy giải pháp đường trên cao này không đáp ứng được lâu dài”.

Vị Phó Giáo sư cũng cho rằng, phương án này còn mang lại hệ lụy sẽ gây ùn tắc thêm hai tuyến đường Hoàng Văn Thụ và Nguyên Văn Trỗi, vô tình còn chuyển ùn tắc giao thông về gần trung tâm thành phố hơn .

“Với hiện trạng không gian cũng như hiện trạng giao thông của sân bay hiện nay, cần nghiên cứu làm một đường vành đai xung quanh sân bay (mặt cắt đường nhỏ, tổ chức đi một chiều) kết hợp mở các "cửa thoát" ra các hướng tiếp cận được với các tuyến đường Hoàng Hoa Thám, Trường Trinh, Phạm văn Bạch, Tân Sơn, Quang Trung... Tuyến đường Trường Sơn vẫn được xem là tuyến chính có vai trò đối ngoại của sân bay và kết nối về trung tâm thành phố”, PGS Phạm Tứ đề xuất.

Đồng quan điểm với PGS Phạm Tứ, TS KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc xây đường trên cao chỉ là giải pháp tạm thời và tốn kém.

Nếu chọn giải pháp đường trên cao, KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định việc nối dài đường trên cao đang xây dựng từ sân bay ra đường Trường Sơn dài thêm đến đường Hoàng Văn Thụ để tạo thêm đường vào sân bay sẽ giảm được nhiều chi phí và có thể giảm kẹt xe tạm thời.

du an duong tren cao dan vao san bay tan son nhat la giai phap tam thoi ton kem
Dòng xe ùn ứ trước cổng dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh Dương Ngọc

“Đường trên cao chỉ là giải pháp tạm thời và phá vỡ kiến trúc đô thị thành phố. Muốn giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất cần mở thêm cổng phía Bắc vào sân bay. Hành khách ở khu vực phía Bắc thành phố, qua quốc lộ 1 có thể dùng lối này đi vào sân bay, không cần phải đổ dồn về đường Trường Sơn như hiện nay.

Điều này sẽ giúp giảm tải đáng kể cho giao thông quanh sân bay”, chuyên gia kiến trúc và qui hoạch nhận định.

Ngoài ra, TS KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất nên xem xét việc lấy lại sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất để có thể xây thêm chỗ đỗ máy bay, bãi xe, một nhà ga phụ và khu vực này sẽ kết nối xe điện ngầm với hai nhà ga chính là ga quốc tế và quốc nội hiện nay. Hoặc từ bãi xe, nhà ga phụ người dân có thể vào sân bay bằng xe buýt của sân bay.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.