Dự báo giá heo hơi ngày 19/3: Nhiều địa phương sẽ tiếp tục điều chỉnh trái chiều?

Giá heo hơi hôm nay (18/3) tăng - giảm rải rác ở cả ba miền. Bên cạnh những thách thức trong ngành Chăn nuôi Hà Nội cũng song hành cơ hội, đòi hỏi người chăn nuôi phải nhanh nhạy tận biến nguy thành cơ.

Giá heo hơi hôm nay tăng - giảm trái chiều

Giá heo hơi tại miền Bắc tăng - giảm trái chiều ở một số tỉnh thành trong hôm nay. Cụ thể, Lào Cai và Phú Thọ tăng nhẹ một giá, hiện thu mua heo hơi chung mức 53.000 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh tăng từ 2.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Bắc Giang và Hưng Yên lần lượt đạt mốc 55.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg. Trong khi đó, Thái Nguyên giảm 1.000 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận, giá thu mua điều chỉnh nhiều nhất là 2.000 đồng/kg. Trong đó, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg lên mốc 54.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Cùng chiều tăng còn có Nghệ An, thương lái hiện thu mua với giá 53.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg trong hôm nay. Mức giá thấp nhất khu vực là 52.000 đồng/kg, có mặt ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sau khi giảm 2.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng- giảm trái chiều tại một số tỉnh thành trong khu vực. Trong đó, Vũng Tàu giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 51.000 đồng/kg. Sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, thương lái các tỉnh Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng hiện thu mua heo hơi chung mốc 52.000 đồng/kg. Ba tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau và Bến Tre hiện giao dịch trong khoảng từ 52.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Dự báo giá heo hơi ngày 19/3: Nhiều địa phương sẽ tiếp tục điều chỉnh trái chiều? - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Chăn nuôi Hà Nội: Chủ động nắm bắt thời cơ trong năm 2022

Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, song năm 2022, ngành chăn nuôi cũng có thể tìm được cơ hội nếu biết nắm bắt đúng thời cơ. Việc mở cửa du lịch hoàn toàn sẽ mở ra cơ hội lớn về nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc động vật. Ngoài ra, cơ hội bùng nổ nhu cầu thực phẩm còn đến từ tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao, cùng chính sách mở cửa an toàn, sống chung với dịch của Chính phủ. 

Khi dịch đã được kiểm soát, chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi sẽ dần trở lại như trước khi có dịch, giúp giá thức ăn chăn nuôi xuống thấp theo đúng giá trị, chi phí vận chuyển hàng hóa giảm, theo báo Kinh tế và Đô thị.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi Hà Nội còn được hậu thuẫn lớn từ chính sách. Hà Nội hiện đã và đang có nhiều chính sách phát triển chăn nuôi, có thể kể đến như chính sách về hỗ trợ giống, phòng chống dịch bệnh, liên kết tiêu thụ sản phẩm,... Thành phố cũng đang thực hiện tái cấu trúc ngành chăn nuôi, là cơ hội để các trang trại chăn nuôi đầu tư phát triển.

Chuyển đổi số nông nghiệp cũng chính là cơ hội rất lớn nếu ngành chăn nuôi biết tận dụng để nâng cao việc quản lý ngành, quản lý dữ liệu chăn nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay Bộ NN&PTNT, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang tập trung triển khai với các đơn vị chuyên ngành, sớm đưa chuyển đổi số vào ngành chăn nuôi để có bước chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.