Dự báo giá heo hơi ngày 3/4 tại các tỉnh thuộc miền Bắc sẽ tăng nhẹ vài nơi. Cụ thể tại Tuyên Quang, Yên Bái tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với hôm qua, Hà Nam cũng ghi nhận tăng từ 500 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg so với tuần trước.
Tại khu vực Hà Nội cũng sẽ có dấu hiệu phục hồi khi thương lái thu mua nhiều hơn trước, các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang cũng tương tự.
Giá heo hơi toàn miền dự báo sẽ nằm trong khoảng 32.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg.
Khu vực các tỉnh miền Trung dự báo giá heo hơi vẫn giữ vững xu hướng phục hồi.
Trong đó các tỉnh Thừa Thiên Huế tăng từ 33.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg, Quảng Nam hôm qua có giá 37.000 đồng/kg nay tăng lên 38.000 đồng/kg, Quảng Ngãi cũng có mức tăng tương ứng.
Các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận cũng sẽ có giá tương đối tốt, dao động từ 37.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg, tại đây được thu mua từ 31.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg.
So với miền Bắc và miền Trung, khu vực các tỉnh thuộc miền Nam sẽ ít có thay đổi về giá bán hơn.
Tại tỉnh Đồng Nai theo cập nhật mới nhất tại sở công thương tỉnh này ngày 1/4 giá heo hơi công ty CP đang được niêm yết là 42.500 đồng/kg, thịt heo nạc tại TP Biên Hoà là 100.000 đồng/kg, heo đùi là 80.000 đồng/kg, thịt heo ba rọi là 95.000 đồng/kg.
Một số địa phương trọng điểm khác như TP HCM, Tây Ninh,... và sẽ dao động từ 40.000 đồng/kg đến 42.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi tại đây nằm trong khoảng 36.000 đồng/kg đến 42.000 đồng/kg.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, trước tình hình tiêu thụ lợn hơi thời gian qua giảm sâu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phương án kích cầu thịt lợn.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi.
Gần như ngay sau khi bệnh DTLCP xuất hiện, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp chỉ đạo việc tiêu thụ thịt lợn sạch bệnh cho người chăn nuôi. UBND các huyện, ngoài việc đốc thúc công tác chống dịch tả lợn châu Phi còn xuống địa bàn nắm bắt tình hình, tuyên truyền để người dân yên tâm ăn thịt lợn.
UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương nắm bắt thị trường, xúc tiến tiêu thụ thịt lợn. Theo đó, trừ các xã vùng đã công bố dịch, lợn ở những vùng chưa phát hiện dịch, nếu có chứng nhận của chính quyền các địa phương, được cơ quan thú y hướng dẫn đường đi sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Để nắm bắt tình hình, Sở Công thương Thanh Hóa đã khảo sát tổng đàn lợn của địa phương. Theo đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 800.000 con lợn. Trong đó có 731 trang trại (209.052 con); 24 doanh nghiệp chăn nuôi (29.841 con) và 190.197 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (561.107 con).
Theo ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh DTLCP, theo khảo sát tại 20 chợ bán thực phẩm trên địa bàn, lượng thịt tiêu thụ chỉ còn khoảng 15-30% so với ngày thường.
Thậm chí, một số chợ không còn bán thịt lợn; giá lợn hơi cũng tụt xuống chỉ còn trên dưới 30 nghìn đồng/kg. Một số đối tượng xấu còn tuyên truyền tại chợ để người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.
Trước tình hình trên, Sở Công thương Thanh Hóa trình phương án tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn. Giải pháp quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân hiểu bệnh DTLCP không lây sang người và động vật khác.
Tuy nhiên, dịch lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi. Vì thế, việc kiểm soát lợn dịch, vùng dịch, chống dịch đã được cơ quan chức năng thực hiện hết sức nghiêm túc. Lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường đều đảm bảo sạch bệnh.
Kinh doanh 05:00 | 05/01/2022
Kinh doanh 05:00 | 14/11/2021
Kinh doanh 05:00 | 11/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 05/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 03/09/2021
Tiêu dùng 05:17 | 09/06/2020
Tiêu dùng 17:31 | 27/05/2020
Tiêu dùng 21:24 | 26/03/2020