Dự báo giá heo hơi ngày 9/12: Cả nước tiếp tục tăng mạnh?

Giá heo hơi hôm nay (8/12) tăng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tìm cách nội địa hóa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ưu tiên nguyên liệu tại chỗ.

Giá heo hơi hôm nay tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

Giá heo hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg. Trong đó, Yên Bái, Vĩnh Phúc và Hà Nội cùng nâng giá thu mua lên tương ứng là 50.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Thương lái tại Hưng Yên hiện đang giao dịch heo hơi với ngưỡng cao nhất là 53.000 đồng/kg. 

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua tăng 2.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, Quảng Nam và Lâm Đồng lần lượt nâng giao dịch lên mức 49.000 - 50.000 đồng/kg. Thương lái tại Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Hà Tĩnh và Nghệ An cùng tăng 2.000 đồng/kg, hiện đang thu mua heo hơi trong khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg. 

Thị trường heo hơi miền Nam chứng kiến giá thu mua tăng cao nhất 3.000 đồng/kg. Theo đó, ba tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Cà Mau nhích nhẹ một giá lên khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg. Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, thương lái tại Kiên Giang đang giao dịch với giá 49.000 đồng/kg. Tỉnh Tiền Giang nâng giá thu mua lên mức 51.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 9/12: Cả nước tiếp tục tăng mạnh? - Ảnh 1.

Ảnh: The Pig Site

Nội địa hóa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, cả doanh nghiệp và người chăn nuôi đều quan tâm đến giải pháp để tiết kiệm hơn nữa chi phí đầu vào sản xuất, trong đó giảm chi phí thức ăn chăn nuôi là mối quan tâm hàng đầu. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ trong nước sản xuất được là mong muốn chung của nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi hiện nay, theo báo Đồng Nai. 

Bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân (TP.HCM) đặt hàng: “Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo thuộc tốp đầu thế giới, những nhà nghiên cứu nên quan tâm nghiên cứu, đưa lúa rẻ tiền của chúng ta trở thành nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì để ngành chăn nuôi Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển bền vững không thua kém bạn bè quốc tế, ngành Nông nghiệp phải chủ động được các nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm, thậm chí khỏi phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu như hiện nay”.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận xét, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% - 70% giá thành sản xuất. Mỗi năm, cả nước sử dụng từ 32 - 33 triệu tấn thức ăn cho các đối tượng chăn nuôi và thủy sản. Việt Nam phải lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng trong nước lại có tiềm năng rất lớn để phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đặc biệt có cả trăm triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả.

chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.