Theo một nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu có thể làm cho các loài bướm nhạy cảm với hạn hán đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tại nước Anh vào năm 2050.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu Anh đã quan sát tác động của các sự kiện khô hạn nghiêm trọng trong năm 1995 đối với các loài bướm.
Đây là mùa hè khô nhất trong lich sử kể từ năm 1776. Các nhà khoa học đã xác định 6 loài, bao gồm bướm cải trắng Cabbage White và bướm nâu Speckled Wood, là hai loài đặc biệt nhạy cảm mới nhiệt.
Sau đó, các nhà khoa học đã quan sát điều gì có thể xảy ra với các sinh vật này dưới các mức độ nóng lên của thời tiết khác nhau đến tận năm 2100.
Nếu khí thải Cacbon đi ô xít tiếp tục theo mô hình dự đoán, và nóng lên toàn cầu khắc nghiệt hơn, sự tuyệt chủng của một vài loài bướm có thể bắt đầu ở Anh vào đầu năm 2050.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các khu vực ở phía đông nam nước Anh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nghiên cứu này là một ước tính bảo tồn về những tác động có thể xảy ra với loài sinh vật mong manh này trong bối cảnh nóng lên toàn cầu.
Năm 2018, Cơ quan Môi trường Anh công bố báo cáo quy mô lớn về tình trạng các nguồn nước ở vùng England của Anh.
Theo đó cảnh báo biến đổi khí hậu và nhu cầu cao do dân số ngày một tăng có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nước tại vùng lãnh thổ Đông Nam nước Anh vào năm 2050.
Được biết, năm 2016, khoảng 9.500 tỷ lít nước ngọt được lấy từ các sông, hồ và nguồn nước ngầm tại England.
Có tới khoảng 55% trong số đó được các công ty nước khai thác để cung cấp cho cộng đồng và khoảng 36% được dùng để phục vụ sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác.
Bên cạnh đó có hơn 25% nước ngầm và 20% nước sông đang bị khai thác thiếu bền vững, dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Theo Daily Star, mực nước biển được cho là sẽ dâng cao thêm ít nhất 40cm nếu tình trạng ấm lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C.
Công bố mới của Christian Aid cảnh báo các thành phố lớn như Bangkok, Thượng Hải, Houston đối mặt với khả năng ngập trong nước.
Nghiên cứu được công bố hôm 4/10/2018, trước khi các nhà khoa học hàng đầu nhóm họp để thảo luận về biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia đều cho rằng sẽ có hậu quả nếu nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng 1,5 độ C tính từ thời Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 19.
Điều này dẫn đến một loạt các mối đe dọa như sụt lún, ảnh hưởng đến mùa màng. London nằm trong danh sách nguy hiểm vì các tảng băng từ kỷ băng hà không ngừng tan chảy.
Thủ đô của Anh đã phải sử dụng đến hệ thống ngăn lũ một cách thường xuyên trên sông Thames, ước tính khoảng 6-7 lần mỗi năm. Con số này gấp đôi so với thời điểm năm 1984.
Mô phỏng cảnh nước biển nhấn chìm nhiều khu vực ở London, Anh.
Chuyên gia khí hậu Kat Kramer nói trên Christian Aid: "Chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C và hãy nhìn xem những gì xảy ra nếu vượt ngưỡng 1,5 độ C".
Kramer cảnh báo: "Thế giới đang trên con đường ấm lên tới 3 độ C, gây thảm họa với hàng triệu người sống ở thành phố ven biển".
Hình ảnh do Cơ quan Môi trường và Khí hậu Trung ương công bố gần đây cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với London.
Bức ảnh do máy tính tạo nên, cho thấy tòa nhà quốc hội Anh bị bao trùm bởi nước và cây cầu Westminster thì ngập hoàn toàn.