Du lịch với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Đừng để “nước đến chân mới nhảy”

Ông Christopher Malone, Trưởng khối Phát triển Kinh tế Toàn cầu của BCG Malone vừa đưa ra đề xuất để du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển phù hợp với biến đổi khí hậu, theo đó toàn vùng nên phát triển du lịch gắn với các mô hình độc đáo…  
du lich voi bien doi khi hau o dbscl dung de nuoc den chan moi nhay

Du khách trong các hành trình sông nước vùng ĐBSCL

Trước hiện tượng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng rõ rệt, vùng ĐBSCL đã và đang tìm nhiều giải pháp để du lịch có thể phát triển phù hợp với sự biến chuyển bất thường này.

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của người dân các tỉnh vùng ĐBSCL; điển hình như hiện tượng nước biển dâng cao, xâm nhập mặn vào các dòng sông, khô hạn nhiều nơi, sạt lở đất… ngày càng tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển du lịch. Do vậy, đòi hỏi phải có chiến lược, giải pháp đồng bộ mang tính cả vùng, nhằm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Nhận định về thực trạng phát triển du lịch của vùng, Tập đoàn tư vấn Boston (The Boston Consulting Group – BCG, đơn vị dành nhiều thời gian để nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch của vùng) cho biết lượng khách đến với ĐBSCL này hiện chỉ đạt khoảng 20 triệu lượt người/năm, thấp hơn 20 triệu so với đồng bằng sông Hồng. Doanh thu trên lượt khách du lịch tại đây trung bình chỉ khoảng 22 USD/khách, thấp hơn 75% mức trung bình của cả nước. Qua đó đánh giá hiện các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa phải là điểm đến chính trong hành trình du lịch của nhiều đối tượng du khách do toàn vùng đang thiếu nhiều thứ để vực dậy nền du lịch. Trong đó đáng chú ý như: thiếu nguồn lao động được đầu tư bài bản, thiếu cơ sở hạng tầng, thiếu các tuyến đường bay thẳng kết nối (ví dụ như tại Cần Thơ, trung tâm của vùng chỉ có 4 kết nối hàng không với quốc tế, thấp hơn rất nhiều so với 25 kết nối của Đà Nẵng) nay cộng thêm biến đổi khí hậu ngày một rõ nét… góp phần gây ảnh hưởng để du khách quyết định chọn ĐBSCL làm điểm đến du lịch.

Ông Lê Văn Tâm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ cho rằng, bên cạnh việc phải gấp rút khắc phục các nhược điểm trên, điều cấp thiết hiện nay là các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy xây dựng các quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch gắn với biến đổi khí hậu, bởi nếu để “nước đến chân mới nhảy”, chắn chắn sẽ không kịp. Theo ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, nhiều người nghĩ rằng đi đâu ĐBSCL cũng chỉ thấy toàn là sông nước nên du khách đến các địa phương dễ có cảm giác trùng lặp, nhàm chán. Tuy nhiên, xét về bản chất thì sông nước của các tỉnh tuy giống nhưng có sự khác biệt rất rõ như: Cần Thơ sông nước nhưng mang bản chất đô thị, An Giang mang chất tâm linh, Kiên Giang ngoài sông nước còn có thế mạnh biển đảo, Cà Mau sông nước gắn với rừng ngập mặn, rừng đước, rừng tràm... Từ đây ông Phong đề nghị thời gian tới, các tỉnh cần khai thác triệt để sự khác biệt đó, và phải xây dựng được sản phẩm đặc thù, tạo điểm nhấn cho riêng mình; đồng thời các hành trình du lịch luôn phải biết cách thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu mà địa phương đang phải đối mặt.

Ông Christopher Malone, Trưởng khối Phát triển Kinh tế Toàn cầu của BCG Malone đề xuất để du lịch các tỉnh ĐBSCL phát triển phù hợp với biến đổi khí hậu, toàn vùng nên phát triển du lịch gắn với các mô hình độc đáo: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên sông (tận dụng được nguồn tài nguyên sông nước dồi dào mà thiên nhiên ban tặng để xây các khu nghỉ dưỡng với sông nước, thu hút khách có chi tiêu cao, thích gần gũi với môi trường tự nhiên). Mô hình du lịch khám phá thiên nhiên vùng biến đổi khí hậu (cho khách đi và thỏa sức khám phá những vùng đất, loài cây, sinh vật… đặc trưng của vùng, giúp họ tiếp cận người dân, vùng đất để tìm hiểu cuộc sống vùng biến đổi khí hậu, truyền tải thông điệp kêu gọi mọi người ra sức bảo vệ thiên nhiên, làm giảm tải các tác động biến đổi khí hậu).

Hay du lịch phiêu lưu và giải trí với những trò như đi khinh khí cầu, ngắm cảnh xanh ngát bao la từ trên cao, khám phá các vùng đất ĐBSCL… Theo ông Christopher Malone đây là chủ đề du lịch mà hầu hết du khách trên thế giới đều muốn khám phá. Qua đó kỳ vọng với sự vào cuộc của các ban ngành liên quan và 13 tỉnh thành của vùng, trong thời gian tới ĐBSCL không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch thích nghi tốt với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra mà còn từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

​Hiện các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa phải là điểm đến chính trong hành trình du lịch của nhiều đối tượng khách do toàn vùng đang thiếu nhiều thứ để vực dậy nền du lịch. Trong đó đáng chú ý như: thiếu nguồn lao động được đầu tư bài bản, thiếu cơ sở hạng tầng, thiếu các tuyến đường bay thẳng kết nối (ví dụ như tại Cần Thơ, trung tâm của vùng chỉ có 4 kết nối hàng không với quốc tế, thấp hơn rất nhiều so với 25 kết nối của Đà Nẵng) nay cộng thêm biến đổi khí hậu ngày một rõ nét… góp phần gây ảnh hưởng để du khách quyết định chọn ĐBSCL làm điểm đến du lịch.

---

TIÊU ĐIỂM

du lich voi bien doi khi hau o dbscl dung de nuoc den chan moi nhay Santorini: Khi 'thiên đường' ngộp thở vì khách du lịch

Santorini, đảo du lịch nổi tiếng đang đứng trước thách thức xem xét giới hạn khách du lịch, do những năm qua đã tiếp đón ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.