Dù đặt món online đang trở thành xu thế, người tiêu dùng vẫn muốn đi ăn ngoài

Covid-19 đã khiến cho thói quen ăn uống của nhiều người thay đổi. Hiện có nhiều đơn đặt hàng online hơn và xu thế sử dụng ứng dụng đặt đồ nhiều hơn. Tuy vậy, vẫn có nhiều khách hàng mong muốn đi ăn ngoài bởi nó cho họ những trải nghiệm riêng.

Theo báo cáo tổng hợp của F&B Việt Nam, VIPinsiders, công ty chuyên tư vấn dịch vụ marketing, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu ngắn về nhu cầu của thực khách trong giai đoạn tái thiết lập trạng thái bình thường mới sau khi dịch Covid-19 lây lan. 

Khảo sát được VIPinsiders thực hiện trong vòng 24 tiếng trên nền tảng Facebook, thu hút được 8.511 tham gia. "Tuy cuộc khảo sát trên chưa đủ tính đại diện cho toàn bộ tệp khách hàng, nhưng cũng phản ánh được phần nào nhu cầu của thực khách hậu dịch Covid-19", VIPinsiders cho hay.

Gần 60% khách hàng mong muốn sử dụng thực đơn điện tử (E-menu)

Kết quả của cuộc khảo sát trên cho thấy, có tới 58,7% người khảo sát đồng tình với việc nên sử dụng thực đơn điện tử. Đây có thể là mối quan tâm lớn đối với các hàng, quán ăn order tại bàn bởi khách hàng của họ có thể nhìn trực tiếp vào bảng thực đơn điện tử hoặc lấy thực đơn giấy đã được chuẩn bị sẵn.

Người tiêu dùng vẫn muốn đi ăn ngoài dù đặt món online đang trở thành xu thế - Ảnh 1.

Gần 60% khách hàng mong muốn sử dụng thực đơn điện tử. Ảnh minh họa (Nguồn: Suno.vn)

Theo F&B Việt Nam, mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rằng virus SAR-CoV-2 có thể lây truyền qua việc tiếp xúc chung bề mặt thực đơn, nhưng điều này cũng khiến cho thực khách không cảm thấy an tâm.

"Dịch bệnh đã thu hẹp lựa chọn của nhiều người. Những điều đơn giản như ưu đãi đặc biệt cho một món khai vị, đồ uống, món tráng miệng với mỗi đơn hàng mang đi/giao hàng cũng có thể giữ chân thực khách", trích đoạn viết của báo cáo trên.

Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2020 đạt 1.895 tỉ đồng, chiếm 79,6% tổng mức bán lẻ và doanh thu thị trường trong nước và tăng 3,4% so với cùng kì năm trước do nguồn cung hàng hóa dồi dào.

Đáng chú ý, hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đây cũng là lí do có đến 98% những người đã mua online trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 sẽ tiếp tục duy trì mua online trong tương lai.

F&B Việt Nam - Ảnh 1.

Mọi người đều mong muốn tình hình dịch bệnh nhanh chóng được khắc phục để có thể ăn uống thỏa mái như trước. Ảnh minh họa. (Nguồn: F&B Việt Nam)

"Giờ đây, quyết định mua sắm của khách hàng phụ thuộc vào sự tin tưởng và quen thuộc hơn là sự đa dạng. Với sự thay đổi này, các doanh nghiệp nên nhanh chóng cung ứng những trải nghiệm an toàn cho các thực khách của mình", F&B Việt Nam khuyến nghị.

Cũng theo khảo sát của VIPinsiders, chỉ có 50,9% người được hỏi mong muốn lên kế hoạch ăn ngoài khi nhà hàng mở cửa trở lại. Điều đó cho thấy, mọi người vẫn rất cảnh giác với việc ăn ngoài.

Thói quen ăn uống của người tiêu dùng sẽ trở lại bình thường khi nào?

Theo số liệu của VIPinsiders, có một sự phân bổ lựa chọn khá đồng đều về thời gian thói quen ăn uống của người tiêu dùng trở lại bình thường.

Người tiêu dùng vẫn muốn đi ăn ngoài dù đặt món online đang trở thành xu thế - Ảnh 3.

Số liệu khảo sát: VIPinsiders. Đồ họa: Alex Chu

Rewards Network, công ty cung cấp vốn và dịch vụ marketing cho ngành nhà hàng ăn uống, tin rằng những chủ quán năng động sẽ luôn biết cách để biến "nguy" thành "cơ" và chiếm ưu thế trong thời buổi dịch bệnh hiện nay. Cuộc chiến "lôi kéo" khách hàng sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

F&B Việt Nam đã chỉ ra một vài biện pháp giúp quán ăn tăng doanh thu như xây dựng thực đơn theo chủ đề, khuyến khích khách hàng chia sẻ những món ăn sáng tạo của họ và gắn thẻ/theo dõi trang, hay tổ chức các mini game.

Cuộc suy thoái đã ảnh hưởng đến khả năng tài chính của nhiều gia đình. Khảo sát cho thấy có tới 78,7% số người được hỏi cho biết họ mong muốn mức giá như cũ khi dùng bữa bên ngoài.

Bên cạnh đó, chỉ có 15,5% số người được hỏi cho biết họ không có nhu cầu sử dụng dịch vụ mang đồ ăn về nếu các nhà hàng mở cửa trở lại. Số còn lại (84,5%) cho rằng họ chắc chắn, có hoặc rất có khả năng sử dụng dịch vụ mang đồ ăn về.

Trên thực tế, dịch vụ giao hàng tận nơi đã xuất hiện từ trước khi dịch bệnh bùng phát và nay nó càng được ưa chuộng. Các công ty làm cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cũng ghi nhận doanh số tăng trưởng mạnh.

Đơn cử như Be, số đơn hàng beDelivery (mảng giao hàng) trong tháng 5 và tháng 6 đã tăng 200% so với hai tháng trước đó. Hay trong quí II/2020, mảng giao đồ ăn của Uber đã có dấu hiệu khởi sắc khi lượng đơn hàng tăng trưởng gấp đôi lên 1,2 tỉ USD.

Người tiêu dùng vẫn muốn đi ăn ngoài dù đặt món online đang trở thành xu thế - Ảnh 4.

Uber Eats tăng trưởng gấp đôi. (Ảnh: Reuters)

Người tiêu dùng vẫn muốn dùng bữa bên ngoài thay vì đặt online

Bên cạnh việc lo lắng về dịch bệnh và đặt món giao tận nhà, vẫn có một số khách hàng cảm thấy "nhớ" việc ăn ngoài. Nhiều khách hàng muốn dùng bữa ở hàng quán không chỉ vì hương vị mà còn vì trải nghiệm.

Theo Datassential, đơn vị nghiên cứu thị trường, "Khi hàng quán mở cửa trở lại, một trong những yếu tố khiến thực khách quan tâm là cảm giác thoải mái mà quán cung cấp". VIPinsiders cũng đã tổng hợp một loạt các lí do khiến cho thực khách muốn quay trở lại nhà hàng.

Người tiêu dùng vẫn muốn đi ăn ngoài dù đặt món online đang trở thành xu thế - Ảnh 5.

Số liệu khảo sát: VIPinsiders. Đồ họa: Alex Chu

Theo một nghiên cứu với 1.000 người tiêu dùng tham gia khảo sát được công bố vào tháng 5, việc dùng bữa bên ngoài khiến khách hàng có những trải nghiệm riêng. Trong đó, 71% khách hàng trên tổng số người được hỏi cho biết việc dùng bữa bên ngoài gợi nhớ cho họ về quãng thời gian tốt đẹp trước đây và cảm thấy bình thường trở lại.

Có 62% số người được hỏi cho biết việc dùng bữa bên ngoài khiến họ cảm thấy được kết nối với cộng đồng. Một số ý kiến khác cho rằng, giao tiếp là một vấn đề quan trọng và việc đặt thức ăn online chỉ là một biện pháp phòng chống Covid-19.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.