Đúng 180 ngày bị Mỹ cấm vận, Huawei tiết lộ bí quyết để không chết, dự kiến đạt doanh thu 100 tỉ USD

Đúng 180 ngày kể từ khi bị Mỹ cấm vận, đến nay Huawei vẫn sống tốt và có thể thu về 100 tỉ USD doanh thu trong năm nay. Để làm được điều này, CEO Nhậm Chính Phi đã dày công tạo ra chiến dịch truyền thông cởi mở và minh bạch.

Chính phủ Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại của mình vào ngày 16/5. Đến nay, Huawei không những vẫn sống tốt mà đã vươn lên như đơn vị hàng đầu trong công nghệ 5G. Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng ngợi ca ngày đây là "một cột mốc đáng ngờ đã được tôi luyện nhờ nỗ lực ổn định hoạt động".

Dù bị Mỹ cấm vận, Huawei vẫn có khả năng đạt doanh thu 100 tỉ USD năm 2019

Tháng trước, Huawei báo cáo tổng doanh thu là 610,8 tỉ nhân dân tệ (86,8 tỉ USD) trong 9 tháng năm nay và hơn 60 hợp đồng cung cấp mạng 5G thương mại, đưa công ty tiến gần đến việc vượt qua mốc doanh số 100 tỉ USD trong năm nay.

Kết quả này đã thách thức những dự đoán ban đầu, rằng Huawei sẽ vấp ngã dưới lệnh cấm thương mại của Hoa Kỳ.

images_0_2_9_3_21523920-4-eng-GB

Mẫu P30 của Huawei vẫn bán chạy ngoài thị trường Mỹ. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Nhà sáng lập - CEO của Huawei, Nhậm Chính Phi, chia sẻ: "Kết quả mạnh mẽ của chúng tôi trong quý III/2019 cho thấy rằng chúng tôi tiếp tục có được sự tin tưởng và hỗ trợ của khách hàng. Mặc dù có những thách thức, chúng tôi vẫn tiếp tục đạt được sự tăng trưởng về chất lượng".

Huawei đang nhắm mục tiêu tăng đáng kể thị phần điện thoại thông minh và thiết bị mạng viễn thông tại thị trường nội địa, để giúp bù đắp tổn thất ở thị trường nước ngoài vì lệnh cấm vận của Mỹ

Với tình hình kinh tế trong năm nay, việc Huawei xuất xưởng thành công 200 triệu điện thoại thông minh sớm hơn kế hoạch đề ra là cột mốc quan trọng đối với công ty", theo Thomas Husson, Phó Chủ tịch của Forrester Research. 

Vào ngày 23/10, Huawei cho biết họ đã xuất xưởng 200 triệu điện thoại thông minh kể từ đầu năm nay, sớm hơn 64 ngày so với thời điểm của năm ngoái.

ab68-c2fa11fa07a6_972x_071456

Huawei sống tốt khi thị trường nội địa và các nước trung lập vẫn cởi mở. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Phía Washington cũng đã phát ra tín hiệu tốt. Theo Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào tuần trước, các công ty Mỹ sẽ được phép bán sản phẩm cho Huawei. Ross cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được 206 yêu cầu từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ - nhiều hơn so với dự kiến ban đầu.

Tuy nhiên, Huawei dường như vẫn phải cẩn trọng. "Chúng tôi phải tập trung vào công việc kinh doanh của mình trong 3-5 năm tới để dẫn đầu thị trường", ông Phi cho biết. Ông cũng đang kêu gọi các nhà cung cấp công nghệ cao ở châu Âu và Nhật Bản hỗ trợ.

Tuy nhiên, Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng nhận định: "Thật khó để tránh kết luận rằng số phận cuối cùng của Huawei sẽ phải gắn bó chặt chẽ với kết quả thỏa thuận thương mại mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được trong các cuộc đàm phán đang diễn ra".

Bí quyết của Huawei là gì? 

Để đạt được điều này, ông Phi đã thực hiện một chiến dịch chống lại lệch cấm của chính phủ Mỹ. Chiến lược ban đầu tập trung mạnh vào các mối quan hệ truyền thông. Công ty luôn phát ra một thông điệp nhất quán: Huawei không phải gián điệp cho Bắc Kinh, và sẽ không chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc.

Vài ngày sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo Huawei bị cấm vận, một nhóm chuyên viên được thành lập bao gồm nhân viên từ pháp lí, tiếp thị sản phẩm, bán hàng toàn cầu, chuỗi cung ứng và hỗ trợ kĩ thuật. Nhiệm vụ của họ là trả lời ngay lập tức mọi câu hỏi liên quan - bất cứ lúc nào, bảy ngày một tuần - từ các đối tác và khách hàng của Huawei tại hơn 170 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong khi đó, ông Nhậm Chính Phi tự mình ứng xử với giới truyền thông. Ông hướng đến cho Huawei một hình ảnh minh bạch và cởi mở hơn trước báo giới.

cafedce87d15_972x_071456

CEO Nhậm Chính Phi ngày càng thân thiện với báo giới. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Trước khi con gái của ông, Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei, bị bắt tại Vancouver vào tháng 12 năm ngoái theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, ông Phi chưa bao giờ trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Ông cũng không thường xuyên nói chuyện với các nhà báo, và để cho cấp dưới của mình làm tất cả mọi chuyện liên quan đến truyền thông. Bây giờ ông lại xuất hiện ở khắp mọi mặt báo.

Huawei cũng đã mở rộng đội ngũ quan hệ công chúng (PR) quốc tế của mình, để tạo một nền tảng mạnh mẽ hơn cho các chiến dịch truyền thông của mình như Cà phê với Nhậm Chính Phi, cũng như thuyết trình tại các sự kiện khác nhau của ngành, đặc biệt là ở châu Âu.

Hồi tháng 9/2019, ông tuyên bố Huawei đã sẵn sàng chia sẻ công nghệ 5G với khách hàng tiềm năng của phương Tây, vì công ty vẫn sa lầy vào giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Huawei cũng sắp xếp ít nhất 2 chuyến tham quan chính cho nhiều khách hàng và đối tác kinh doanh lớn trong và ngoài nước trong 3 tháng đầu tiên, kể từ khi lệnh cấm thương mại của Mỹ.

Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển của mình, Huawei dường như tiên liệu được điều tồi tệ này, và luôn dự phòng những sản phẩm cần thiết. Teresa He Tingbo, Chủ tịch của công ty con bán dẫn HiSilicon, cho biết công ty đã thiết kế các thiết bị hệ thống trên chip, dựa trên công nghệ từ công ty ARM của Anh, kể từ ít nhất năm 2012. Đến tháng 9 năm nay Huawei đã bắt đầu sản xuất các trạm gốc 5G không có linh kiện của Mỹ.

acf9-cafedce87d15_972x_071456

Các linh kiện không phụ thuộc vào Mỹ đã được Huawei thiết kế từ năm 2012. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Tổng sản lượng của các trạm cơ sở 5G sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm tới, vì công ty đã nhắm đến việc bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất kể từ tháng 10. Công ty đã có thể thay thế hầu hết các thành phần của Hoa Kỳ được sử dụng trong các sản phẩm của doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ, bằng các bộ phận không phải của Hoa Kỳ hoặc tự sản xuất.

Đáng kể nhất là việc Huawei tự tạo hệ điều hành của riêng mình - Harmony, vào tháng 8/2019. Hệ điều hành này tự tạo ra hệ sinh thái cho các thiết bị Huawei, tương tự như Android.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.