Đuổi học: Chỉ xử lý phần ngọn!

Theo các chuyên gia, trẻ có các hành vi lệch lạc cần được giữ ở môi trường tốt là trường học, hơn là cho ra xã hội vốn lẫn lộn nhiều giá trị tốt - xấu.

Sau khi Hội đồng Kỷ luật Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) thông qua hình thức kỷ luật buộc thôi học có thời hạn đối với 2 nữ sinh lớp 9 vì đánh dã man 3 nữ sinh lớp 7 của trường, các chuyên gia giáo dục đã bày tỏ quan điểm trái chiều.

Cân nhắc hình thức kỷ luật

TS Nguyễn Đức Danh, Trưởng Khoa Khoa học Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP HCM, băn khoăn: "Không rõ Trường THCS Trần Hưng Đạo căn cứ cơ sở pháp lý nào. Tôi thấy bất ngờ về việc buộc thôi học 2 nữ sinh đến hết năm học 2017-2018 - thời gian khá dài".

Theo ông Danh, nhà trường vẫn là môi trường tốt nhất giúp trẻ hình thành và rèn luyện nhân cách. So với xã hội và gia đình - có cả 2 mặt tự giác và tự phát, tốt xấu lẫn lộn - thì nhà trường gồm đa số tác động tự giác như giảng dạy có giờ giấc, mục đích, nội dung, phương pháp…

"Ở lại trường học thêm một ngày, học được thêm một chữ vẫn tốt hơn ra ngoài xã hội vốn nhiều cạm bẫy" - ông Danh nhấn mạnh. Theo ông, trẻ có hành vi xấu cần được giữ ở môi trường tốt như trường học. Khi nhà trường đưa ra quyết định kỷ luật học sinh (HS), cần cân nhắc xem mục đích của hình thức đó có tính giáo dục không, tâm lý trẻ ra sao, thời điểm có thích hợp? TS Danh ủng hộ quan điểm giữ 2 HS lại rồi nhà trường mời chuyên gia tâm lý hoặc chỉ cần giáo viên chủ nhiệm ân cần tìm hiểu nguyên nhân, động viên và giúp các em dần thay đổi.

duoi hoc chi xu ly phan ngon

Cần có biện pháp hỗ trợ

Theo ThS Nguyễn Thị Thu Huyền, các nước phát triển vẫn có hình thức kỷ luật đuổi học HS nhưng luôn kèm biện pháp hỗ trợ và giáo dục thay thế. Khi trẻ phạm lỗi thì các chuyên viên, nhân viên nhà trường hoặc các tổ chức sẽ gặp riêng các em để hỗ trợ. Sau đó, gia đình cam kết về việc theo dõi con em mình. ThS Huyền cho rằng đuổi học không phải là biện pháp tốt nhất. Về lâu dài, cần tập trung vào các biện pháp phòng ngừa như hình thành văn hóa ôn hòa, yêu thương, kết nối, hỗ trợ hơn là trừng phạt trong nhà trường.

"Lỗi đầu tiên thuộc về cha mẹ, thầy cô. Vậy thì sao đổ dồn lên các em với hình phạt nghiêm khắc như vậy?" - ông Danh đặt câu hỏi. Ông cho rằng khi nào nhà trường hội đủ điều kiện quản lý chặt chẽ, nhóm trẻ ít, điều kiện sân chơi rộng rãi, giảng viên được trả lương cao… thì tình trạng bạo lực mới được hạn chế.

ThS Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Khoa học Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP HCM, nhìn nhận khi trẻ có hành vi sai lệch với bạn bè, ngoài nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, các nhóm (fanclub)... tác động, có thể còn do các em thiếu kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Có thể do sự không thống nhất trong quá trình xã hội hóa cá nhân (ví dụ thầy cô dạy một đằng, gia đình dạy một nẻo) khiến các em không phân biệt được đúng, sai. Ngoài ra, việc người lớn sử dụng sức mạnh để dạy con cũng khiến trẻ nghĩ mình đủ quyền lực để "xử lý" những người yếu thế hơn.

"Cách ly gần 1 năm là hơi lâu nhưng khó có quyết định nào tốt hơn. Nếu sâu sắc hơn, nhà trường có thể cho người hướng dẫn, giám sát các nữ sinh này. Nếu các em có sự chuyển biến tích cực và mong muốn thay đổi, trở lại trường học thì có thể mềm mỏng thay đổi mức kỷ luật" - ThS Huyền đề xuất.

Quy định quá lạc hậu

Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM), cho rằng buộc thôi học chỉ là biện pháp cuối cùng của giáo dục và cũng chỉ xử lý phần ngọn. Nạn bạo lực học đường ngày càng khủng khiếp mà vẫn không có biện pháp nào giải quyết triệt để.

Ông Hiếu phân tích: Theo Thông tư 08/1988 của ngành giáo dục về khen thưởng, kỷ luật HS thì hình thức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là đuổi học 1 năm. Sau 1 năm, HS mất hẳn một giai đoạn học tập, khi đi học lại thì thầy cô thêm cực vì mất thời gian dò bài. Hơn nữa, trong khoảng thời gian bị đuổi học, các em dễ sinh tâm lý chán nản, ham chơi và càng dễ sa ngã. Chưa kể, Thông tư 08 ban hành gần 30 năm rồi nên lạc hậu và gây khó cho các trường khi phải căn cứ vào đó để kỷ luật HS.

Nhiều nhà giáo còn chỉ ra những bất hợp lý của Thông tư 08, cho thấy nó không phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Ông Hiếu cho biết ở một số quốc gia, HS vi phạm như trường hợp 2 nữ sinh ở Kiên Giang thì đuổi học luôn, cho vào trường giáo dưỡng. Ở nước ta, trường giáo dưỡng khó bảo đảm HS vào đó sẽ ngoan và trưởng thành.

Theo ông Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TP HCM), các biện pháp xử lý kỷ luật theo Thông tư 08 quá nhẹ, không còn đủ sức răn đe nhưng các trường không thể làm khác.

Cần có biện pháp hỗ trợ

Theo ThS Nguyễn Thị Thu Huyền, các nước phát triển vẫn có hình thức kỷ luật đuổi học HS nhưng luôn kèm biện pháp hỗ trợ và giáo dục thay thế. Khi trẻ phạm lỗi thì các chuyên viên, nhân viên nhà trường hoặc các tổ chức sẽ gặp riêng các em để hỗ trợ. Sau đó, gia đình cam kết về việc theo dõi con em mình. ThS Huyền cho rằng đuổi học không phải là biện pháp tốt nhất. Về lâu dài, cần tập trung vào các biện pháp phòng ngừa như hình thành văn hóa ôn hòa, yêu thương, kết nối, hỗ trợ hơn là trừng phạt trong nhà trường.

Hãy cứu tâm hồn trẻ thơ!

Phân vân trước việc kỷ luật buộc thôi học có thời hạn đối với 2 nữ sinh ở Kiên Giang, bạn đọc (BĐ) Võ Như Quang viết: "Cho các em nghỉ học cũng rất đau lòng nhưng không kỷ luật như vậy thì sẽ mất niềm tin ở HS khác và phụ huynh. Nhà trường đã đưa ra một quyết định đúng đắn". Đồng tình, BĐ Trần Quang Dinh nêu ý kiến: "Tôi rùng mình, không còn lời nào để nói. Phải buộc thôi học 2 HS này để làm gương. Bạo lực học đường đã hết thuốc chữa rồi sao?". Lo xa nếu sự việc không được xử lý nghiêm, BĐ Như Tuấn thẳng thắn: "Cần kỷ luật 2 nữ sinh bằng hình thức cho thôi học và đề nghị chính quyền địa phương đưa vào trường giáo dưỡng".

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng buộc thôi học dù có thời hạn cũng không mang tính nhân văn. BĐ Ngọc Bích nhìn nhận: "Đây là hậu quả của việc giáo dục lý thuyết mà không dạy được những điều cụ thể nhất như thương yêu và kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi; biết yêu thương anh em, bạn bè, người nghèo khó. Hãy cứu tâm hồn trẻ thơ hơn là ngồi tranh cãi hình thức kỷ luật". BĐ Anh Khoa bức xúc: "Tôi rất ngạc nhiên. Dạy dỗ HS thế nào mà cả nhóm HS đứng xem 2 nữ sinh đánh bạn một cách vô cảm như vậy? Nhà trường phải nghiêm túc xem xét lại việc dạy dỗ của mình".

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.