Đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ dự kiến hoàn thành năm 2023

Dự án xây dựng đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ (tuyến phía tây đường sắt) hiện đang vướng công tác giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư, dự kiến sẽ hoàn thành đến hết năm 2023.

 Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua huyện Phú Xuyên. (Ảnh: Hoàng Huy).

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời cử tri huyện Phú Xuyên sau kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố khóa XVI về tình hình triển khai tuyến đường gom cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Theo đó, cử tri đề nghị thành phố sớm giải quyết và đầu tư kinh phí tu bổ tuyến đường gom Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tuyến này hiện đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến đi lại và sản xuất nông nghiệp của người dân. Cử tri đã nhiều lần ý kiến, song chưa được đầu tư.

Phản hồi kiến nghị cử tri, TP Hà Nội cho biết, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, tuyến đường gom Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Thường Tín, Phú Xuyên được triển khai theo hai dự án cụ thể.

Đầu tiên là xây dựng đường gom Cầu Giẽ - Phú Yên - Vân Từ (tuyến phía tây đường sắt), huyện Phú Xuyên. Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang 2021 - 2025, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư. 

Dự án đang được triển khai thi công nhưng còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng của 259 hộ dân và hạ tầng khu tái định cư cho 87 hộ dân chưa thể thực hiện. Dự kiến thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2023.

Tiếp đến là xây dựng đường gom phía đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua địa phận huyện Thường Tín và Phú Xuyên. Chủ trương đầu tư dự án đã được HĐND thành phố thông qua và điều chỉnh.

Hiện nay, chủ đầu tư đang tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt chỉ giới đường đỏ để làm cơ sở lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Liên quan đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa qua đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, theo TTXVN.

Cụ thể, tổng mức đầu tư dự kiến là trên 3.241 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 936 tỷ đồng; chi phí xây dựng 1.929 tỷ đồng và các chi phí khác như quản lý dự án, dự phòng...

Sở GTVT Hà Nội đề xuất sử dụng vốn ngân sách thành phố để thực hiện, giao Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư; đặt mục tiêu hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 3,4 km với điểm đầu giao với đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (lý trình Km184+100); điếm cuối giao với đường Vành đai 3 (lý trình Km169+100). Quy mô mặt cắt ngang nền đường có chiều rộng 60m; diện tích sử dụng đất khoảng 31,5 ha.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.