'Đường Nước Phần Lan' ở Hà Nội không phải tên chính thức

Chủ tịch UBND phường Tứ Liên cho biết "đường Nước Phần Lan" không phải tên chính thức, do người dân gọi từ lâu.

IMG_0315

Theo người dân, "đường Nước Phần Lan" là tên được gọi từ lâu. (Ảnh: Di Linh).

Liên quan đến việc đặt tên "đường Nước Phần Lan" ở phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), chúng tôi đã có trao đổi với Chủ tịch UBND phường Tứ Liên Nguyễn Văn Quang.

Cụ thể, ông Quang cho biết "đường Nước Phần Lan" có từ trước khi thành lập quận.

"Từ lâu rồi, người dân đã gọi là "đường Nước Phần Lan", Chủ tịch UBND phường Tứ Liên nói.

Theo ông Quang, trên con đường này có một số trạm cấp nước do Chính phủ nước Cộng hòa Phần Lan tài trợ vài chục năm trước.

Vị Chủ tịch phường Tứ Liên cũng xác nhận con đường này chưa có tên chính thức.

"Người dân gọi từ lâu, như đường làng", vị Chủ tịch UBND phường Tứ Liên cho biết thêm.

IMG_0312

Tên "đường Nước Phần Lan" được gọi từ 30-40 năm trước. (Ảnh: Di Linh).

Cũng trao đổi với chúng tôi về "đường Nước Phần Lan", người dân tại đây cũng xác nhận việc gọi tên này đã có từ 30-40 năm trước.

"Tôi ở đây đã 30 năm. Khi về đây, con đường này đã được gọi là "đường Nước Phần Lan", ông Đông, một người dân địa phương cho hay.

"Tôi cho rằng TP cần xem xét việc đặt tên đường. "Đường Nước Phần Lan" có thể giữ nguyên vì nó gắn bó với rất nhiều người nhưng cần "khai sinh" chính thức.

Bên cạnh đó, ngõ 124 Âu Cơ rất rộng, rộng hơn cả "đường Nước Phần Lan" và có cả vỉa hè thì nên đặt thành đường.

Không nên để người dân tự đặt dẫn đến sau này bị ảnh hưởng nếu như thay đổi", ông H.V.M, một người dân sống ở "đường Nước Phần Lan" nói.

IMG_0309

Biển hiệu ghi "đường Nước Phần Lan". (Ảnh: Di Linh).

Trước đó, người dân Hà Nội cũng xôn xao trước thông tin về đường nối Võ Chí Công - Phạm Văn Đồng qua khu đô thị Ngoại giao đoàn bị tự ý cắm biển tên "đường Ngô Minh Dương".

Trong khi đó, phía quận Bắc Từ Liêm hiện vẫn chưa tìm ra ai chịu trách nhiệm trong việc tự ý cắm biển tên này.

Trao đổi với chúng tôi, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết việc đặt, đổi tên đường, phố có qui trình chặt chẽ. Từ kiến nghị của cơ sở, dựa trên cơ sở khoa học, tổ chức hội thảo, đánh giá nhân vật, sự kiện... sau đó kiến nghị lên.

"Khi được hội đồng thông qua thì mới đưa vào quĩ tên. Việc đặt tên đường còn phụ thuộc từng con đường dài ngắn, địa điểm liên quan...", ông Dương Trung Quốc cho hay.

Theo ông Quốc, có một thực tế ở Hà Nội là đô thị phát triển mạnh, nhiều tuyến đường mới chưa có tên gọi dẫn đến khó khăn cho người dân.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.