Eximbank bất ngờ thông báo triệu tập đại hội cổ đông bất thường 2019 vào tháng 3/2020

Đại hội cổ đông bất thường năm 2019 của Eximbank sẽ tổ chức vào tháng 3/2020. Hồi đầu tháng 11/2019, ngân hàng này đã công bố đại hội cổ đông thường niên năm 2020 sẽ tổ chức trong tháng 4 năm sau. Đến nay, khi chỉ còn 1 tháng nữa là hết năm tài chính 2019, Eximbank vẫn chưa tổ chức đại hội cổ đông, sau 2 lần tổ chức thất bại vào tháng 4 và tháng 6.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo triệu tập Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường năm 2019. ĐHCĐ lần này sẽ được tổ chức ngày 5/3/2020 tại TP HCM.

Theo quyết định, danh sách cổ đông tham dự sẽ được chốt vào ngày 12/12/2019, để thực hiện quyền ứng cử, đề ửng người vào HĐQT và quyền tham gia vào ĐHCĐ bất thường năm 2019.

ninh-15610893040061527450681-2-15725824459051898905421-crop-15725825283411110982143

Phó Tổng giám đốc Nguyễn Hồ Hoàng Vũ kí quyết định tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2019 thay cho Chủ tịch HĐQT Cao Xuân Ninh. (Ảnh: Phúc Minh).

Một trong những nội dung chính của cuộc họp đại hội cổ đông bất thường này là bầu bổ sung thêm một thành viên HĐQT vào nhiệm kỳ 2015-2020, theo kiến nghị của một nhóm cổ đông trước đó. 

Dự kiến, Eximbank sẽ gửi thông báo chi tiết cho cổ đông có tên trong danh sách chốt về việc ứng cử, đề cử nhân sự dự kiến bầu làm thành viên HĐQT vào ngày 21/12/2019. Ngân hàng cũng sẽ nhận hồ sơ của cổ đông/nhóm cổ đông về việc ứng cử, đề cử từ ngày 30/12/2019 đến ngày 13/1/2020.

Vào ngày 18/2/2020, Eximbank sẽ trình hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước  xem xét, chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kì 2015-2020, trước khi bầu chính thức tại đại hội cổ đông bất thường.

Cũng tại ĐHCĐ bất thường 2019, ngân hàng sẽ công bố kiến nghị của cổ đông theo Thư ngày 26/8, và kiến nghị của nhóm cổ đông ngày 19/9, về việc bầu bổ sung này. Bên cạnh đó, nội dung không kém quan trọng là HĐQT báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018, kế hoạch năm 2019 và một số nội dung khác còn dang dở tại 2 lần tổ chức ĐHĐCĐ 2019 bất thành trước đó.

eee

Trước đó, vào đầu tháng 11, HĐQT Eximbank đã thông qua Nghị quyết số 574 ngày 30/10/2019 về lộ trình tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, HĐQT Eximbank thống nhất Đại hội đồng cổ đông năm 2020 sẽ diễn ra tại TP HCM vào ngày 22/4/2020.

Nội dung ĐHCĐ năm 2020 là các phần dự kiến đã trình tại Đại hội năm 2019 chưa được thông qua, bầu thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kì 2020-2025.

Đến nay, Eximbank là ngân hàng duy nhất chưa tổ chức Đại hội cổ đông năm 2019. Ngân hàng này đã 2 lần tổ chức đại hội vào tháng 4 và tháng 6, nhưng đều bất thành, chưa kể lần đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 25/5 nhưng bất ngờ bị huỷ chỉ trước ít ngày.

Đáng chú ý, sau Đại hội lần thứ hai bất thành vào ngày 21/6, dù Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản nhắc nhở nhưng Eximbank vẫn chưa có dấu hiệu tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Theo thông báo mới nhất, đại hội cổ đông năm 2019 của Eximbank không thể hoàn tất trong năm nay, mà phải đợi đến quý I/2020.

Cũng tại lần Đại hội bất thành lần thứ 2, cổ đông nhà băng này đã phản đối vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Cao Xuân Ninh, các mâu thuẫn không được hòa giải khiến đại hội lại bất thành. 

"Ghế nóng" Eximbank liên tục lùm xùm từ đầu năm 2019, khi chuyển từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Ngô Thanh Tùng, Cao Xuân Ninh…

Một tuần sau khi đại hội bất thành, ngày 26/6, có thông tin ông Cao Xuân Ninh đã ủy quyền quyền Chủ tịch cho Phó chủ tịch Yasuhiro Saitoh, với lí do không thể dung hòa được các nhóm cổ đông nội bộ trong công ty.

Tuy nhiên, đầu tháng 10, Tòa án Nhân dân TP HCM không chấp nhận kháng cáo của Công ty CP Rồng Ngọc về yêu cầu đình chỉ Nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank, do đó, ông Ninh hiện vẫn đang nắm chức Chủ tịch tại ngân hàng này.

Báo cáo tài chính quý III/2019 của Eximbank ghi nhận nhà băng đạt doanh thu 3.225 tỉ đồng, giảm gần 3% so với cùng kì 2018. Lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng cũng giảm 3%, đạt 1.103 tỉ đồng.

eximbank

Bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Lê Minh Quốc tại ĐHĐCĐ diễn ra lần 1 bất thành vào tháng 4/2019. (Ảnh: Kỳ Hoa).

Nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận giảm chủ yếu do thu nhập góp vốn cổ phần giảm 99%, vì cùng kỳ năm ngoái ngân hàng này ghi nhận khoản doanh thu đột biến hơn 520 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Sacombank cùng chi phí hoạt động tăng.

Đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Eximbank đạt gần 158.600 tỉ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Hoạt đông cho vay trong 9 tháng chỉ tăng hơn 3%, đạt 107.433 tỉ đồng.

Một hoạt động đáng chú ý là giá trị nợ xấu nội bảng của Eximbank giảm đến gần 5% so với đầu năm 2019, ở mức 1.833 tỉ đồng tính đến hết tháng 9, tương đương tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 1,71%. Nhưng Eximbank vẫn còn 4.708 tỉ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 1.621 tỉ đồng.

Trong báo cáo phân tích vào quý III vừa qua, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá Eximbank là một trường hợp hiếm trong ngành ngân hàng Việt Nam, với cổ đông biến động trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, chuyên gia của công ty chứng khoán này cũng đánh giá cổ phiếu EIB của Eximbank đang không an toàn với nhà đầu tư.

Theo VCSC, các yếu tố khiến EIB trở nên hấp dẫn như trước năm 2012 đã không còn, vì hệ thống ngân hàng chuyển dịch khỏi mảng kinh doanh vàng, và liên tục phát triển, trong khi EIB đã thụt lùi nhiều năm.

Một điểm đáng quan ngại khác là tình trạng không có cổ đông kiểm soát đang tiếp tục là điểm thu hút đối với các nhà đầu tư trong nước, mong muốn có nền tảng của ngân hàng nằm giữa TPBank và VPBank về mạng lưới.

Về cổ phiếu, giao dịch EIB có đặc điểm là khối lượng thấp thông qua khớp lệnh, nhưng khối lượng giao dịch thỏa thuận nửa đầu năm 2019 lên đến 47,7% cổ phiếu lưu hành. Song song đó là tính đến nay, nội bộ cổ đông tại ngân hàng này xảy ra nhiều mâu thuẫn. Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng EIB không phải là một cổ phiếu an toàn đối với các nhà đầu tư tổ chức.

VCSC đưa ra khuyến cáo việc đầu tư vào cổ phiếu Eximbank chỉ khả quan hơn khi các vấn đề thanh khoản và cổ đông được ổn thỏa.

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Bản Việt cũng phân tích thêm về một số chỉ tiêu tài chính khác của Eximbank, để thấy tình hình kinh doanh của nhà băng này đang không như mong đợi của nhà đầu tư.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.