Facebook phát hành tiền ảo Libra, đằng sau đó là gì?

Hơn 90% doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo và con số này vẫn không ngừng tăng. Để duy trì mức doanh thu này, Facebook cần thu thập một lượng lớn dữ liệu người dùng để phân phối chính xác. Các nhà phê bình không khỏi nghi ngại về sự nguy hiểm của việc tập trung kiểm soát tiền điện tử vào tay một công ty không mặn mà bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Dù Facebook khẳng định Libra "không tạo ra với mục đích thay thế các ngân hàng trung ương lớn", nhưng giới phân tích đánh giá nước cờ này có thể tạo nên cơn địa chấn toàn cầu trong ngành tài chính.

Tiền điện tử Libra của Facebook sẽ giao dịch chính thức vào đầu năm 2020. 

Libra: "iOS" trong lĩnh vực tài chính…

Ngay từ những ngày thai nghén, Facebook làm giới tài chính ngưỡng mộ vì được hậu thuẫn bởi đội ngũ các "ông lớn" ở đủ mọi lĩnh vực như Visa, MasterCard, ebay, PayPal, Spotify, Vodafone,…

Những ai từng ngán ngẫm vì tình trạng "đào" Bitcion sẽ cảm thấy ổn định hơn, vì với Libra là không thể. Đồng tiền này được phát hành dựa trên một lượng tài sản đảm bảo. Nói đơn giản, Facebook đã "số hóa" cách các ngân hàng trung ương trên thế giới phát hành tiền giấy.

fb 1

Được 28 "ông lớn" hậu thuẫn khiến nhiều chuyên gia dự đoán một tương lai xán lạn cho Libra. (Ảnh: Facebook).

Bitcoin không thuộc sở hữu và quản lí của bất kỳ tổ chức nào, hoạt động trên hệ thống phi tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro. Trong khi đó, Libra được quản lí bởi Hiệp hội Libra với 29 thành viên khác nhau, dự kiến đạt 100 thành viên khi ra mắt chính thức. Mỗi thành viên chỉ nhận 1 phiếu bầu, tức Facebook không thể chiếm quyền kiểm soát Libra, dù phát minh ra nó.

Libra chỉ có một cách tăng số lượng Libra đang lưu hành là người dùng sử dụng các loại tiền tệ khác, như USD, euro, nhân dân tệ hay yen để mua và số tiền này được xem là "tài sản đảm bảo" cho lượng Libra mà người này sở hữu. 

"Libra là một đồng tiền ổn định, được bảo đảm bằng tiền tệ và công cụ nợ (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi). Bitcoin thì nổi tiếng là tiền số có biến động giá cực lớn", Tom Lee tại Fundstrat Global Advisors nhận xét.

Tờ The Guardian dự báo Libra có khả năng thay đổi cục diện thị trường tài chính với hơn 2,4 tỉ người dùng Facebook mỗi tháng. Trong bài viết gần đây, Bloomberg tiên liệu nếu thành công, Libra có thể giúp Facebook trở thành 'một người chơi lớn' trong ngành tài chính.

librafb

Bloomberg tiên liệu nếu thành công, Libra có thể giúp Facebook trở thành 'một người chơi lớn' trong ngành tài chính. (Ảnh: France 24).

Các chuyên gia tài chính cũng đánh giá cao đồng tiền điện tử này. Mark Mahaney, chuyên gia phân tích tại RBC Capital Markets, cho biết: "Facebook giới thiệu Libra vào lúc này như một bước ngoặt cho hoạt động của công ty và cả thị trường tiền điện tử. Về quy mô và tầm quan trọng, chúng tôi tin rằng nền tảng tài chính mới này có thể tạo ra sức ảnh hưởng tương tự như lần Apple giới thiệu hệ điều hành iOS vào hơn một thập kỷ trước".

… hay "Cambridge Analytic thứ hai"?

Libra phát hành trong khi bê bối Cambridge Analytic vẫn còn ám ảnh với nhiều người. Trong những năm qua, hơn 90% doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo và con số này vẫn không ngừng tăng. Báo cáo tài chính quý gần nhất cho thấy doanh thu của công ty đạt 12,972 tỉ USD, trong đó quảng cáo chiếm đến 98,5%.

Để duy trì mức doanh thu này, Facebook cần thu thập một lượng lớn dữ liệu người dùng để phân phối chính xác. Do đó, việc đụng chạm vào quyền riêng tư của người dùng và khiến công chúng phẫn nộ là điều không thể tránh khỏi.

Tờ Tech Crunch cho biết các nhà phê bình không khỏi nghi ngại về sự nguy hiểm của việc tập trung kiểm soát tiền điện tử vào tay một công ty không mấy mặn mà trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

fb 2

Mark Zuckerberg từng phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối rò rỉ thông tin khách hàng vào năm ngoái. (Ảnh: Business Insider).

The Guardian dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Maxine Waters, kêu gọi Facebook dừng dự án Libra cho đến khi Quốc hội và các nhà quản lí xem xét. Bà cũng kêu gọi Mark Zuckerberg điều trần trước Ủy ban. 

Waters thẳng thắn chỉ trích: "Facebook có dữ liệu về hàng tỉ người dùng và đã nhiều lần tỏ thái độ coi thường trong việc bảo vệ và sử dụng cẩn trọng nguồn dữ liệu này. Với kế hoạch tạo ra một loại tiền điện tử, Facebook đang tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận với cuộc sống của người dùng một cách không thể kiểm soát".

Bloomberg cũng nêu rõ Libra không được lòng giới chức châu Âu. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo không nên coi Libra là sự thay thế cho tiền tệ truyền thống. Ông kêu gọi nhóm 7 thống đốc ngân hàng trung ương chuẩn bị báo cáo về dự án này ngay trong cuộc họp vào tháng 7 sắp tới. 

Trên đài Europe 1, Le Maire phát biểu: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Libra đã trở thành một loại tiền tệ hợp pháp. Đây là một vấn đề không thể và không được xảy ra".

Trả lời trên Reuters, Sri Shivananda, Giám đốc công nghệ của PayPal, cho rằng dự án Libra vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước. Còn rất nhiều việc cần làm để Libra nhận được sự chấp thuận của cơ quan chức năng, cũng như được người dùng đón nhận.

Theo Kevin Weil, Giám đốc sản phẩm của dự án Libra, bằng cách công khai mọi thứ liên quan tới Libra, Facebook hi vọng có được sự chấp thuận của các cơ quan quản lí trên toàn cầu. 

Ông hi vọng: "Đây là cơ sở để phát triển và có những cuộc đối thoại hữu ích với các nhà quản lý trên toàn thế giới. Chúng tôi rất muốn làm điều ấy".

Sự khác nhau giữa Libra và Bitcoin

Libra không thể "đào" như Bitcoin. Đồng tiền này được phát hành dựa trên một lượng tài sản đảm bảo. Nói đơn giản, Facebook đã "số hóa" cách các ngân hàng trung ương trên thế giới phát hành tiền giấy.

Bitcoin không thuộc sở hữu và quản lí của bất kỳ tổ chức nào, hoạt động trên hệ thống phi tập trung. Điều này làm cho giá trị của nó rất dễ bị biến động, đầu tư vào Bitcoin luôn chứa đựng nhiều rủi ro.

Trong năm 2018, người dùng chứng kiến nhiều phiên tăng - giảm chóng mặt của Bitcoin.

Trong khi đó, Libra được quản lí bởi Hiệp hội Libra với 29 thành viên khác nhau, dự kiến đạt 100 thành viên khi ra mắt chính thức. Mỗi thành viên chỉ nhận 1 phiếu bầu, tức Facebook không thể chiếm quyền kiểm soát Libra dù phát minh ra nó.

Về cơ bản, Libra sẽ là một phương tiện trao đổi, một vật ngang giá để người dùng có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản trên toàn cầu. Trong khi đó, Bitcoin đang phải chật vật để ép mình thành một nền tảng có thể tạo thuận lợi cho giao dịch.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.