Tags

giá lợn hơi

Tìm theo ngày
Cập nhật giá lợn hơi mới nhất năm 2022

Cập nhật giá lợn hơi mới nhất năm 2022

Thông tin về giá lợn hơi trong nước, tin tức bên lề về chăn nuôi, các tiến bộ và kỹ thuật mới được áp dụng trong việc nuôi lợn,... cập nhật liên tục và thường xuyên mỗi ngày trên trang để người chăn nuôi tham khảo.

Giá lợn hơi mới nhất, cập nhật liên tục mỗi ngày

Thông tin giá lợn hơi trong nước giúp người chăn nuôi, thương lái, người tiêu dùng theo dõi tình hình giá cả và tin tức thị trường mới nhất. Cập nhật thông tin giá lợn hơi, giá lợn hơi mới nhất tại các vùng miền trên cả nước. Cụ thể:

Giá lợn hơi miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm rải rác ở một vài nơi. Cụ thể, hai tỉnh Lào Cai và Phú Thọ cùng điều chỉnh giao dịch giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 65.000 đồng/kg, ngang bằng với Hà Nam và Tuyên Quang, thấp nhất khu vực. Các địa phương còn lại hiện đang thu mua lợn hơi với giá trung bình là 67.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi miền Trung

Thị trường lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận thay đổi mới. Hiện tại, mức giá thấp nhất khu vực là 60.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại tỉnh Đắk Lắk. Thương lái tại Quảng Ngãi và Bình Thuận thu mua với giá 62.000 đồng/kg, thấp thứ hai trong khu vực. Hầu hết các địa phương còn lại đều đang giao dịch ổn định trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi miền Nam

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Đồng Tháp đang thu mua lợn hơi với giá 63.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Long An cũng điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 62.000 đồng/kg.

Như vậy, từ mốc 46.000 - 48.000 đồng/kg vào thời điểm đầu năm, tính đến nay, lợn hơi đã tăng lên mức 58.000 - 70.000 đồng/kg, tùy địa phương. Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm, giá lợn hơi đã tăng khoảng 23.000 - 29.000 đồng/kg, tương đương tăng 30 - 38%.

Lợi ích kinh tế từ ngành chăn nuôi lợn tại thị trường Việt Nam

Sau khi được con người thuần hóa và nuôi dưỡng, lợn sớm trở thành một trong những vật nuôi mang lại kinh tế và giá trị cho việc kinh doanh và buôn bán. Việc trao đổi - buôn báo lợn và các sản phẩm phụ từ lợn đã cung cấp một nguồn thu nhập không nhỏ cho hàng trăm ngàn hộ gia đình tại Việt Nam.

Ngành chăn nuôi lợn không chỉ đơn giản là bán - mua thịt mảnh mà còn ảnh hưởng và tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho các hoạt động kinh doanh như: Thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và nhiều lĩnh vực khác nữa. Ngoài ra, ngành này còn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác.

Khi nuôi lợn trở thành một ngành có giá trị kinh tế và thu nhập cao, hình thức này đã trở thành “quỹ” tiết kiệm cho người dân. Người chăn nuôi dự trữ hàng hóa chờ khi điều kiện thị tr­ường thuận lợi hoặc khi gia đình cần có một món tiền đột xuất để bán lợn.

Một đàn lợn lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho tương lai khi các bất trắc xảy ra bằng cách chuyển các sản phẩm trung gian sang dạng sản phẩm dự trữ lâu dài dưới dạng lợn.

Thông tin về ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Sau khi Việt Nam tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc. Các hình thức chăn nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốn đầu tư 100% của nước ngoài.

Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong những năm tới chăn nuôi lợn nước ta sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 96,4% ở các khu vực nông thôn (VNC, 2002).

Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp ứng nhu cầu nuôi lợn cao nạc và phát triển chăn nuôi lợn ở các hình thức khác nhau trong cả nước. Điển hình là các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở của Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam và các Công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý giống lợn trong cả nước. Hiện tượng các giống lợn kém chất lượng bán trên các thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng đàn lợn ban đầu.

Vấn đề đặt ra là các địa phương cần xây dựng các cơ sở giống lợn của địa phương mình để cung cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm qua theo Chương trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu đã đáp ứng phần nào yêu cầu nông dân.

Chăn nuôi lợn trong cả nước đã có nhiều thành công đáng kể như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội lên 40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% lợn nội lên 42% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire) x Duroc tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 52-56%. Năm 2001 cả nước có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất khẩu 27,3 tấn thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra (Nguyễn Đăng Vang, 2002).

Tầm quan trọng của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta

Bên cạnh việc trồng lúa nước, thì ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Nói chung, chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau:

a. Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g protein.

b. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn…

c. Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.

d. Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.

e. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.

f. Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.

g. Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như “cầm tinh tuổi hợi” và lợn còn được coi là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới.