Giải ngân 2.000 tỉ vốn ODA trong tháng 9

Tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các địa phương tuy đã có cải thiện đáng kể trong tháng 9, tuy nhiên tổng giải ngân trong 9 tháng đầu năm chưa đạt yêu cầu, chỉ đạt tỉ lệ 32,43% dự toán năm.

Thông tin từ báo Chính phủ, ngày 14/10 đã diễn ra hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (vốn ODA) 9 tháng đầu năm 2020.

Đã giải ngân 2.000 tỉ vốn ODA trong tháng 9 - Ảnh 1.

Tổng giải ngân 9 tháng đầu năm chỉ đạt tỉ lệ 32,43% dự toán. (Ảnh minh họa: Zing).

Theo đó tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các địa phương trong tháng 9/2020 tuy đã có cải thiện đáng kể song tổng giải ngân 9 tháng đầu năm chưa đạt yêu cầu, chỉ đạt tỉ lệ 32,43% dự toán.

Tỉ lệ giải ngân vốn ODA tháng 9 tăng 2.000 tỉ đồng so với tháng 8

Bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lí nợ và Tài chính Đối ngoại (QLN&TCĐN) cho biết, dự toán vốn nước ngoài được giao từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 38.484 tỉ đồng.

Hết 9 tháng năm 2020, tổng giải ngân vốn ODA đạt 26.034 tỉ đồng, tăng 2.000 tỉ đồng so với thời điểm ngày 31/8.

Tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các địa phương trong tháng 9/2020 đã có cải thiện đáng kể (tăng thêm 8%) so với tháng 8/2020. Tuy nhiên, bà Thảo cho biết, tỉ lệ giải ngân ODA của cả nước chỉ đạt 32,43% dự toán kế hoạch được giao.

Quảng Ninh giải ngân 66% vốn ODA

Đại diện tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2020, tỉnh được phân bổ 831 tỉ đồng đầu tư cho 5 dự án. Đến hết tháng 9, tỉnh đã giải ngân trên 206 tỉ đồng, trong đó giải ngân vốn ODA đạt 173 tỉ (chiếm 21% kế hoạch vốn giao).

Số vốn ODA kéo dài năm 2019 chuyển sang là 219,8 tỉ đồng, tỉnh đã giải ngân 219,4 tỉ đồng (đạt 99,9%). 

Cuối tháng 9 vừa qua, UBND Quảng Ninh đã có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị điều chỉnh giảm trên 560 tỉ đồng. Như vậy, số giải ngân so với kế hoạch sau điều chỉnh đạt tỉ lệ 66%.

Còn đại diện tỉnh Sơn La cho hay, đến hết tháng 9/2020, tỉnh đã giải ngân 203 tỉ đồng vốn ODA, chỉ đạt 38% so với kế hoạch giao là 530,5 tỉ đồng.

Địa phương cho biết, một số dự án tiến độ thực hiện chậm, nguyên nhân do gặp nhiều khó khăn trong thực hiện hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, kế hoạch thanh toán phụ thuộc vào tiến độ giao hàng của nhà thầu; tác động của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tiến độ giải ngân chung của nguồn vốn.

Với tỉnh Hà Giang, đến hết tháng 9, tỉnh đã giải ngân hơn 316 tỉ đồng nguồn vốn ODA, đạt 36% trên tổng 1.118 tỉ đồng được giao từ đầu năm.

Tổng vốn nước ngoài năm 2019 kéo dài sang năm 2020 trên 21 tỉ đồng đã được giải ngân 100%. Lãnh đạo tỉnh này cam kết tiếp tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA sau điều chỉnh, cắt giảm.

Phải giải ngân 40.000 tỉ đồng vốn ODA trong năm 2020

Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân là các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi của nước ngoài chịu sự tác động của đại dịch COVID-19 nặng nề hơn các dự án trong nước. Cụ thể là việc các nhà thầu đều không huy động được nhân lực để thi công, máy móc, thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đã giải ngân 2.000 tỉ vốn ODA trong tháng 9 - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị điểm cầu Bộ Tài chính ở Hà Nội. (Ảnh:VGP).

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, nhiều dự án phải điều chỉnh hiệp định vay, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB), phê duyệt các hợp đồng, chưa xác định được vốn ODA cấp phát.

Các dự án xin điều chỉnh nguồn vốn sang năm sau và trả lại nguồn vốn cho ngân sách Trung ương có xu hướng tăng. Ngoài ra, thủ tục kí hợp đồng vay vốn, mời thầu quốc tế hay qui trình vay vốn còn nhiều phức tạp.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục QLN&TCĐN khẳng định, năm 2020 là mốc quan trọng của giải ngân, có ảnh hưởng đến quyết định hoàn thành mục tiêu chung về giải ngân của cả giai đoạn.

Do đó, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tập trung giải quyết đồng bộ các công việc.

Cụ thể, đối với khối lượng đầu tư đã hoàn thành, được Kho bạc Nhà nước (KBNN) kiểm soát chi nhưng chưa làm thủ tục giải ngân đối với các dự án có tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng, Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi báo cáo hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính, để giảm số dư nợ tạm ứng với bên cho vay nước ngoài.

Bộ Tài chính sẽ làm việc cụ thể với các địa phương và các dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn đế thúc đẩy việc giải ngân từ các tài khoản đặc biệt này.

Đối với vốn tạm ứng đã chuyển về tài khoản của dự án tại KBNN, Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án khẩn trương giải ngân, thanh toán cho các hoạt động của dự án và gửi lại thông tin cho Bộ Tài chính.

Ông Trương Hùng Long cho rằng, nhiệm vụ giải ngân 40.000 tỉ đồng vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ trong những tháng cuối năm 2020 là rất nặng nề.

Bởi “Điều này là một thước đo trách nhiệm, năng lực sử dụng vốn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư, nhà tài trợ", ông Long cho hay.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.