Cắt giảm chi phí - lợi bất cập hại?
"Thắt lưng buộc bụng" là tình trạng chung của hầu hết công ty trong thời kỳ khốn khó. Ngân sách marketing và nguồn lực nhân sự là hai yếu tố thường xuyên bị "chỉ định" cắt giảm đầu tiên. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí thường kéo theo nhiều hệ quả, đôi khi còn lớn hơn nhiều so với chi phí vừa được cắt giảm.
Cắt giảm ngân sách marketing trong thời gian đầu có thể kiến chỉ số ROI tốt lên nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để đáp ứng chi phí vận hành doanh nghiệp. Quy mô doanh thu không đủ về lâu dài là nguyên nhân chính gây ra sự “đứt gãy” trong hoạt động quản trị.
Theo Nielsen, cắt giảm chi tiêu có thể cải thiện ROI nhưng cũng chỉ đạt hiệu quả 4%. Từ đó nhận định rằng cắt giảm ngân sách không tạo ra quá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Chi tiêu cho marketing giảm đồng nghĩa với việc sản phẩm/thương hiệu bị giảm lượt hiển thị trên truyền thông. Quyết định này có thể khiến doanh thu từ khách hàng trung thành đi xuống do hành vi mua hiện nay bị phụ thuộc quá nhiều vào page media.
Cắt giảm đôi khi thường mang lại những rủi ro nhất định. (Nguồn Akabot).
Cuối cùng, cắt giảm ngân sách marketing sẽ làm giảm tính thương hiệu và lặng lẽ kéo theo sự sụt giảm số lượng khách hàng. Theo Nielsen, các thương hiệu ngừng làm truyền thông - marketing có thể mất 2% doanh thu dài hạn mỗi quý. Kể cả sau khi nỗ lực truyền thông lại sau giai đoạn này, vẫn sẽ mất đến 3-5 năm để phục hồi khoản lỗ. Đặc biệt, hoạt động marketing chiếm đến 10 - 35% giá trị thương hiệu.
Khi mà doanh số mang lại không còn đủ để vận hành bộ máy, cắt giảm nhân sự là giải pháp được nhiều nhà quản trị tìm đến. Ảnh hưởng dễ thấy nhất khi bắt đầu cắt giảm là các bộ phận có thể sẽ phải gộp hoặc giảm bớt số lượng team. Việc cơ cấu lại bộ máy nhân sự sẽ rất dễ xuất hiện lỗ hổng trong quy trình quản lý data.
Sự “dịch chuyển” hàng loạt nhân sự cũ thường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn dữ liệu, xuất phát từ nguyên nhân chưa bàn giao hết tài liệu hoặc cố ý đưa dữ liệu ra ngoài gây thất thoát. Điều này biểu hiện rất rõ ở các doanh nghiệp quản trị data thủ công bằng excel.
Ở góc độ khác, doanh nghiệp phải hoạt động với số lượng nhân sự cầm chừng có thể dẫn tới giảm sút hiệu suất làm việc, không thể duy trì chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết.
Cắt giảm thông minh kết hợp với các công cụ automation là lựa chọn hàng đầu.
Theo chuyên gia Vương Thanh Long, cách marketing khôn ngoan nhất là phải đẩy mạnh thương hiệu của mình bằng những công cụ ít tốn kém nhất.
Doanh nghiệp cần có chiến lược cắt giảm cụ thể. (Nguồn Depositphotos).
Trong bối cảnh đó, nếu biết cách tận dụng các công cụ automation như CRM, Chatbot sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mà không cần giới hạn ngân sách quá nhiều. Với Bizfly, thay vì phải sử dụng cùng lúc nhiều giải pháp nhỏ lẻ, giờ đây tất cả công cụ marketing và bán hàng đều được tích hợp trên một nền tảng duy nhất.
Nhờ CRM, doanh nghiệp có thể nắm được bức tranh toàn cảnh về chân dung khách hàng dựa vào thông tin lưu trữ trên hệ thống. Đây sẽ là cơ sở để các marketer xây dựng chiến lược target chuẩn hơn, đúng vào tập khách hàng mục tiêu. Khi đó, không chỉ số lượng khách hàng mà tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ gia tăng mạnh mẽ.
Đặc biệt hơn khi kết hợp với chatbot, toàn bộ hội thoại từ các fanpage, nền tảng khác nhau sẽ hợp nhất trong một nền tảng để dễ dàng quản lý. Toàn bộ quá trình chăm sóc khách hàng sẽ được chatbot tự động đảm nhiệm, giảm bớt gánh nặng và quy trình trả lời thủ công cho nhân viên mà vẫn tạo ra hành trình mua hàng (từ lúc chào hỏi, tư vấn, chốt đơn) trọn vẹn, liền mạch.
Cũng trong khoảng thời gian này, để duy trì tính thương hiệu và các hoạt động branding một các tiết kiệm nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng email marketing. Đây là kênh truyền thông đích danh giá rẻ giúp bạn chủ động tiếp cận với hàng trăm ngàn khách hàng cũ mỗi tuần.
Thành công nhờ cắt giảm thông minh
Trước biến động của nền kinh tế, doanh nghiệp giày Gia Ánh tại Hà Nội đã quyết định giảm ⅓ ngân sách marketing xuống còn 500 triệu. Trong tháng đầu tiên, chính sách này đã giúp tăng doanh thu từ 1 tỷ lên 1 tỷ 500 triệu. Nhưng tình hình kinh doanh của công ty vẫn không mấy khả quan.
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Luận - giám đốc công ty đã quyết định rẽ hướng tập trung cho hoạt động marketing trên một kênh hoàn toàn mới - Email marketing. Thay vì đốt tiền vào data nóng, công ty lựa chọn target vào những khách hàng cũ thông qua kênh email.
Cụ thể doanh thu đã tăng lên 8% và tăng lợi nhuận lên 14%, trong khi hầu hết các đối thủ của họ đều báo cáo lợi nhuận giảm từ 10% hoặc hơn. Dựa vào tín hiệu này, doanh nghiệp đã tăng ngân sách quảng cáo lên 25% trong khi đối thủ cạnh tranh liên tục cắt giảm hoạt động marketing.
Nếu vẫn đang loay hoay tìm kiếm lời giải cho bài toán cắt giảm, tối ưu chi phi, hãy để các chuyên gia của Bizfly giúp bạn. Liên hệ ngay tại đây.