Giao dịch bất động sản bằng tiền mặt trên 300 triệu đồng phải báo cáo cơ quan chức năng để chống rửa tiền

Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu các giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến bất động sản có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên đều phải báo cáo về Cục Quản lí nhà và Thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng cùng Cục Phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Bộ Xây dựng có công văn gửi Sở Xây dựng các tỉnh và thành phố thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Theo đó, các Sở cần có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lí bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.

Các sàn doanh nghiệp, sàn giao dịch cần thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, áp dụng biện pháp tăng cường đối với các khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền....

demtien_anhdaongocthach2_fssm_hruh_fien

Đối với các giao dịch bất động sản từ 300 triệu đồng trở lên đều phải lập báo cáo gửi Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước.(Ảnh minh hoạ).

Trong đó Bộ cho biết cần lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lí nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các doanh nghiệp, đơn vị cũng cần thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản.

Ngoài ra cần liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.

Bộ yêu cầu các sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lí bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lí nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng trước ngày 1/8.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.