Những giáo viên vùng cao gian nan trên con đường đi "gieo chữ" cho các em học sinh |
Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai, năm học 2017-2018 tỉnh Gia Lai có trên 1.400 giáo viên đang dạy hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên đang trong diện xét chấm dứt hợp đồng trong năm 2018 theo chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
Ngay từ đầu năm 2018, 2 huyện Ia Grai và Chư Pưh đã tiến hành cắt hợp đồng với hơn 350 trường hợp giáo viên đang giảng dạy. Điều này khiến một số địa phương thiếu hụt giáo viên trầm trọng, đặc biệt đối với các trường thuộc vùng sâu, vùng xa.
Chị Phạm Thị N. (SN 1993, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) là giáo viên của một trường Tiểu học trên địa bàn vừa mới bị chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, từ tháng 11/2016, chị dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học L.T.V (xã Ia Tô, huyện Ia Grai). Sau đó, chị được luân chuyển qua trường Tiểu học N.T.M.K để tiếp tục giảng dạy. Đến tháng 1/2018, thì bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo chị N. từ những năm cấp 3 chị đã nỗ lực không ngừng để thi đậu ngành sư phạm. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp đại học ra, chỉ mới đi dạy được thời gian ngắn chị đã bị chấm dứt hợp đồng. Sau đó, do không còn việc để làm nên chị phải đi phụ bán cà phê rồi dạy gia sư để trang trải cuộc sống.
Tương tự, anh Trần Vũ Luân (25 tuổi, trú xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) sau khi bị cắt hợp đồng cũng đang chật vật thuê chỗ ở trọ để tìm công việc mới. Nhưng do yêu nghề, yêu học sinh, muốn đem lại cho các em nguồn kiến thức nên anh chọn việc làm gia sư cho các em tại nhà.
Nhiều giáo viên phải tăng tiết, gồng gánh chạy đua dạy đủ số tiết cho các trường. |
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Đại, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia Grai cho biết, vừa qua Phòng GD-ĐT có hơn 100 giáo viên bị cắt hợp đồng nên gây khó khăn trong việc giảng dạy ở các trường.
Theo ông Đại, hiện nay do cắt hợp đồng một lúc 100 giáo viên nên buộc các trường phải ghép lớp, giáo viên biên chế phải tăng số tiết. Một số giáo viên dạy trường này không đủ số tiết phải tăng cường qua trường khác để dạy cho đủ.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho hay, đơn vị đã làm theo quy trình và trách nhiệm của mình trong việc tham mưu, hướng dẫn. Tuy nhiên, việc nhiều giáo viên bị cắt hợp đồng lao động khiến ông rất trăn trở…
“Các giáo viên bị cắt hợp đồng phần lớn là giáo viên trẻ, ngành giáo dục cũng muốn tạo điều kiện để các thầy cô cống hiến nhưng không được”, ông Thuận tâm sự.
Thầy giáo bị tố đánh học sinh chảy máu mũi: 'Tôi vô ý thôi, chứ đánh thì mặt sưng bầm rồi'
“Tôi có nhéo tai và khi kéo áo em xuống thì tay tôi đụng vào mũi em chứ không có đánh. Nói tôi đấm là ... |
Thầy giáo bị tố đánh học sinh chảy máu mũi
Thầy giáo bị gia đình học sinh tố đánh cháu bé chảy máu mũi do cởi áo. Trước đó, người này cũng bị nhà trường ... |