Như Chất lượng Việt Nam đã đưa tin, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 50 loài nấm mốc và khoảng 100 loại độc tố do nấm mốc sinh ra, trong đó có khoảng 20 loài độc tố có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người và động vật khi sử dụng các loại thực phẩm quen thuộc. Ví dụ như loài nấm mốc Aspergillus flavus gây hại trên lạc sinh ra độc tố Aflatoxin rất độc với gan và thận; loài nấm mốc Penicillium expansum gây hại trên hạt đậu tương sinh ra độc tố Citrinin độc với thận; loài nấm mốc Aspergillus candidus phát triển trên lúa gạo và ngô sinh ra độc tố Dicatocypenol độc niêm mạc dạ dày và có thể gây trụy tim....
Bên cạnh những tác hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người qua nguồn thực phẩm, nấm mốc còn gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế, hủy hoại các vật dụng phục vụ cuộc sống con người như nhà cửa, quần áo, kính máy ảnh, kính máy cammera, các vật dụng bằng gỗ, da....
Và một trong những vi khuẩn nấm mốc cực độc gây nguy hiểm với con người đó chính là vi nấm aflatoxin. Vậy làm sao để nhận biết được những loại thực phẩm nào vi nấm aflatoxin hay trú ngụ. Dưới đây là điểm mặt các loại thực phẩm, đồ dùng ẩn chứa loại vi khuẩn này cho bà nội trợ biết và hạn chế dùng, thông tin trên báo Trí Thức Trẻ.
Vi nấm aflatoxin luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhất là trong những thực phẩm, đồ dùng trong nhà bếp. Ảnh minh họa |
Quả hạch bị đắng
Khi ăn phải quả đào hay hạnh nhân có vị đắng, bạn cần lập tức nhổ ra và súc miệng. Nguyên nhân là bởi vị đắng có trong các loại quả hạch rất có thể bắt nguồn từ aflatoxin sinh ra trong quá trình lên mốc. Thường xuyên tiêu thụ những loại quả hạch có vị đắng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Mộc nhĩ đã ngâm lâu ngày
Thời gian vừa qua, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã ghi nhận vụ việc một nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm, nội tạng suy kiệt do ăn phải mộc nhĩ đã ngâm 3 ngày. Sau khi chẩn đoán về trường hợp của bệnh nhân này, bác sĩ đã khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc là do độc tố vi sinh vật. Trên thực tế, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh ra hàng loạt chất độc như aflatoxin, mycotoxin…
Mộc nhĩ ngâm lâu ngày cũng là thực phẩm vi nấm aflatoxin tấn công. Ảnh minh họa |
Đũa rửa không sạch
Bản thân những chiếc đũa chúng ta dùng hằng ngày vốn không tồn tại aflatoxin. Tuy nhiên, trong quá trình dùng đũa để ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, ngô, đậu phộng… tinh bột dễ dàng bị dính lên đũa. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, tinh bột bám trên những loại đũa này (đặc biệt là đũa gỗ) lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin. Bởi vậy, bạn nên chú ý rửa sạch đũa, ngâm đũa thường xuyên bằng nước nóng, giấm hoặc muối ăn và chú ý đũa định kỳ 6 tháng một lần.
Thớt gỗ
Trong quá trình dùng thớt gỗ để thái hoặc chặt thức ăn, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt trên bề mặt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nghe tiếng con thở rít như gà gáy, cha mẹ coi chừng con tắt thở giữa đêm
Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm ... |
Gia tăng số trẻ nhập viện do ho gà
Số mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi Trung ương những tháng gần đây có xu hướng tăng, trong đó có ca biến chứng nặng. |