Giới doanh nghiệp Mỹ lo sốt vó trước một đạo luật dành cho công ty Trung Quốc

Đạo luật Chi tiêu quốc phòng là công cụ pháp lí mà Washington dành cho giới doanh nghiệp Trung Quốc, song nó lại khiến các doanh nghiệp Mỹ thấp thỏm.

Hàng loạt doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất xe hơi, hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, và rất nhiều ngành khác tại Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho ngày 13/8, thời điểm mà Đạo luật Chi tiêu quốc phòng có hiệu lực.

Washington ban hành Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng 2020 để ngăn chặn nguy cơ "chảy máu công nghệ" vào tay tập đoàn Huawei và các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Từ trước đến nay, mọi biện pháp mà chính phủ Mỹ triển khai đều nhằm ngăn chặn doanh nghiệp Trung Quốc truy cập hệ thống mạng tại Mỹ. 

Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng 2020 qui định các  nhà thầu chính phủ Mỹ để thẩm định lại tất cả các đối tác của họ, nhằm đảm bảo không có mối liên hệ nào với những doanh nghiệp Trung Quốc.

Doanh nghiệp cũng phải chứng nhận rằng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ không có bất kỳ thiết bị nào của những nhà cung cấp như Huawei, ZTE hay các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

“Vì đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8, những doanh nghiệp vẫn muốn kinh doanh và hợp tác với chính phủ phải cân nhắc kỹ lưỡng”, David Hanke, một cựu nhân viên luật pháp của chính phủ Mỹ, phát biểu.

Huawei và ZTE đều không chiếm thị phần lớn tại Mỹ, họ vẫn chiếm thị phần lớn tại nhiều nơi trên hành tinh.

“Dù lao đao tại thị trường Mỹ do nhiều lý do, Huawei vẫn có thị phần lớn tại Trung Quốc, châu Âu và châu Phi. Nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ bán các sản phẩm liên quan đến họ”, bà Samantha Clark, luật sư tại công ty luật Covington & Burling, bình luận.

Giới doanh nghiệp Mỹ lo sốt vó trước một đạo luật dành cho công ty Trung Quốc - Ảnh 1.

Mỹ ban hành Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng 2020 để ngăn chặn nguy cơ "chảy máu công nghệ" vào tay tập đoàn Huawei và các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Ảnh: The Verge

Amazon, Ford, Apple cùng vài tập đoàn lớn đang hy vọng Nhà Trắng hoãn thực hiện đạo luật để họ có thể xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch COVID-19.

Nếu đạo luật có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ buộc phải dừng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chính cho cơ quan chính phủ, bao gồm các loại thiết bị y tế để phòng chống COVID-19. Họ cũng sẽ không có cơ hội sử dụng dịch vụ Internet, điện toán đám mây hay bất cứ dịch vụ nào liên quan đến các bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch hoặc các thành phần mạng khác của Trung Quốc.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp của Mỹ có văn phòng ở thành phố London sẽ phải sử dụng dịch vụ Royal Mail để chuyển bưu phẩm, vì hệ thống chuyển phát của bưu điện Anh có thể sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, thứ mà Washington coi là hiểm họa.

Khi dự luật mới được đề xuất cách đây 2 năm, mâu thuẫn Mỹ - Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Sau đó tình hình thay đổi chóng mặt bởi hàng loạt mâu thuẫn khác giữa hai nước bùng phát, như cuộc chiến ngôn từ vì đại dịch COVID-19, làn sóng biểu tình tại Hong Kong, bầu cử ở Đài Loan, nỗ lực ngăn cản Huawei của Nhà Trắng.

Đạo luật chi tiêu quốc phòng qui định một ngoại lệ để giúp các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp khẳng định những loại lệ ấy không thể giúp họ vượt qua khủng hoảng COVID-19. Vì vậy, họ muốn chính phủ triển khai những gói hỗ trợ phù hợp.

Trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ vẫn tiếp tục lao dốc, không ai dám chắc Tổng thống Donald Trump và Quốc hội Mỹ muốn chỉnh sửa đạo luật không.

Để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, nhiều chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp phân tích lại tình hình. Thậm chí, họ nên đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh và cân nhắc lại chủ trương hợp tác với chính phủ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.