Giữa tuyên bố của Triều Tiên, cùng nhìn lại đảo Guam đẫm máu trong trận chiến Mỹ-Nhật năm 1944

Trải qua nhiều trận chiến đẫm máu, đảo Guam trở thành lãnh thổ hải ngoại và căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ tại Thái Bình Dương.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944

Lính hải quân Mỹ bị thương được đồng đội giúp uống nước sau chiến dịch tái chiếm đảo Guam của Mỹ từ tay Nhật Bản năm 1944. Cuộc chiến khiến hơn 20.000 người thiệt mạng. Theo Daily Mail, người từ Đông Nam Á tới đây trên các con thuyền nhỏ vào năm 2.000 trước Công nguyên trở thành những người bản địa đầu tiên tại Guam, sau này được gọi là người Chamorro. Tới năm 1521, Guam được nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phát hiện, không lâu sau được sáp nhập thành một phần của Vương quốc Tây Ban Nha cho tới khi rơi vào tay Mỹ sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898. Lực lượng phòng ngự mỏng khiến Guam sau đó bị quân đội Nhật chiếm vào năm 1941.

giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Cán cứu thương nằm la liệt trên con đường ở thung lũng sông Nidual dẫn tới bệnh viện dã chiến của Mỹ bị Nhật không kích bất ngờ lúc bình minh trong trận chiến năm 1944.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Tàu tuần duyên Cutter Sassafrass của Mỹ di chuyển gần đảo Guam trong Thế chiến thứ II.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Thuỷ sư đô đốc Mỹ William D Leahy năm 1939 khẳng định Mỹ phải xây dựng một căn cứ không quân tại Guam trước bất kỳ ý đồ quân sự hay thương mại nào. Kêu gọi gia tăng sức mạnh cho Guam sau đó bị bỏ quên trong thời gian dài. Tới năm 1941, quân Nhật chiếm được Guam chỉ với lực lượng gồm vài thuyền chiến cùng 6.000 quân trong khi Mỹ chỉ có 547 lính cùng vài thuyền nhỏ để tự vệ.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Hai lính Mỹ cắm cờ Mỹ lên bờ biển đảo Guam, chỉ 8 phút sau khi hải quân và lính đột kích đổ bộ lên đảo vào ngày 20/7/1944. Mỹ mất 1.7000 người trong trận tái chiếm đảo Guam trong khi phía Nhật có 18.000 người tử vong.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Tàu chiến Mỹ vượt biển tiến tới đảo Tinian gầm Guam. Trong trận chiến này Mỹ triển khai 60.000 quân.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Hải quân Mỹ bước qua xác một máy bay ném bom Nhật trên bờ biển đảo Guam.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944

221 tù binh chiến tranh Nhật nằm la liệt trên boong tàu trên đường di chuyển tới Trân Châu Cảng.

giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Tù nhân chiến tranh Nhật Bản cúi đầu sau khi nhận tin Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố Nhật đầu hành quân Đồng minh vô điều kiện vào tháng 8/1945.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Diễn viên Danny Kaye tới thăm một thương binh Mỹ trên bệnh viện đảo Guam. Bức hình chụp năm 1967 trong thời gian chiến tranh Việt Nam, khi Guam một lần nữa được dùng làm căn cứ quân sự.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944
Sau khi trở về Mỹ, lịch sử đảo Guam bước sang trang mới. Hiện nay, Guam sở hữu dân số hơn 160.000 người với nền kinh tế du lịch phát triển, nổi tiếng với bờ biển đẹp và ẩm thực phong phú. Guam trở thành têu điểm của thế giới trong những ngày gần đây do lời đe doạ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Triểu Tiên, song nhịp sống trên đảo vẫn tiếp tục diễn ra như bình thường. Không có dấu hiệu của sự lo ngại hay cuộc di dân lớn nào của cả cư dân và khách du lịch tới Guam.
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944 Dân đảo Guam 'bình chân như vại' dù bị Triều Tiên đe doạ tấn công
giua tuyen bo cua trieu tien cung nhin lai dao guam dam mau trong tran chien my nhat nam 1944 5 điều nổi bật về đảo Guam
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.