Sáng ngày 19/4, các học sinh Tỉnh Bắc Kạn tiến hành làm đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Văn. Đề thi môn Văn theo hình tự luận gồm 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 90 phút.
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn |
Dựa trên đề thi thử này, thầy giáo Cao Chí Bằng (TP HCM, tác giả của nhiều bộ sách ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn) gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn để thầy cô và các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ việc dạy và học. Mời bạn đọc tham khảo:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận.
Câu 2. Tác giả cho rằng: Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều cho ta một bài học đáng giá. Vì những lần vấp ngã ấy cho ta những kinh nghiệm, phát hiện ra những thiếu sót của bản thân để cái thiện chúng,… Nó đáng giá còn bởi vì trải nghiệm thực tế sau những lần vấp ngã sẽ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn.
Câu 3. Học sinh (HS) có thể chọn biện pháp tu từ bất kì có trong câu: "Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi" và phân tích tác dụng.
– Phép điệp (điệp cấu trúc câu): Đừng để khi..., mà….vẫn… có tác dụng nhấn mạnh lời khuyên của tác giả đồng thời tạo sự liên kết giữa các câu văn trong văn bản.
– Hoặc phép đối/tương phản: Tia nắng ngoài kia đã lên (ấm nóng, tươi sáng) >< con tim vân còn băng lạnh; cơn mưa kia đã tạnh >< giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi nhấn mạnh sự đối lập gay gắt không đáng có giữa thế giới bên ngoài và tâm hồn của con người (người vấp ngã).
Câu 3. HS có thể chọn một bài học bất kì mình cảm thấy phù hợp với bản thân nhưng phải dựa trên cơ sở nội dung đoạn trích và cần có sự lí giải hợp lí, xác đáng. Dưới đây là một vài gợi ý:
– Suy nghĩ tích cực, sống lạc quan.
– Gợi dậy tâm lí sẵn dàng đối mặt với khó khăn.
– Hiểu ra được quy luật thành – bại trong cuộc sống.
…
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Yêu cầu cơ bản của đề là cảm nhận về nhân vật vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12). Yêu cầu nâng cao là liên hệ mở rộng với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11) để từ đó tìm thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn này. Dưới đây là gợi ý tham khảo:
1. Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật vợ nhặt.
2. Yêu cầu cơ bản : Cảm nhận nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017):
- Thị nạn nhân của nạn đói, cái đói không chỉ để lại hậu quả ở ngoại hình, xuất thân (không tên tuổi, quê quán, xấu xí, gầy đói) mà còn ở cả tính cách của cô: chao chát, chỏng lỏn, sưng sỉa, cong cớn, xà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc không nói năng gì,… là những từ ngữ hoạt họa một con người vô duyên và thiếu lòng tự trọng.
– Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao hạnh phúc gia đình.
+ Và thị rõ là người phụ nữ đúng mực, có lòng tự trọng khi sống trong sự bảo bọc của gia đình. Trên đường theo Tràng về nhà, thị chân nọ bước díu cả vào chân kia đây vẻ ngượng ngịu, duyên dáng và ý tứ. Trong lúc chờ đợi mẹ chồng về, thị chọn ngồi ở mép giường, dáng ngồi và cách vân vê tờ áo đã rách bợt gợi bao nhiêu nỗi niềm tủi hổ. Biểu hiện sự thay đổi của thị rõ nhất là vào buổi sáng hôm sau.
Hành động dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ Tràng cho thấy cô cũng có lòng tự trọng của riêng mình chứ chẳng hề ăn bám, nhác lười. Và qua con mắt của Tràng thì thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
+ Thị biết san sẻ, vun đắp mái ấm gia đình: Thị đã cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, xây dựng tổ ấm cùng mẹ con Tràng. Trong bữa ăn ngày đói, khi nhận từ tay mẹ chồng bát cháo cám đắng chát, thị vẫn vui vẻ bằng lòng. Rõ là thị cũng đã có ý thức chia sẻ khó khăn cùng gia đình mà không hề ca thán.
Thị hay đổi để làm gì? Vì thị ý thức được hạnh phúc ở nơi đây và thị cần chăm chút, nuôi lớn nó, nhất là trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp này. Tràng, Thị cũng như bà cụ Tứ, họ cần có nhau, bám vào nhau để cùng vượt qua nghịch cảnh của cuộc sống.
– Nhìn nhận như thế, so với vẻ ngoài, rõ thị là một người phụ nữ có phẩm hạnh: Hiền hậu đúng mực, có lòng tự trọng, đảm đang, hiền thục, biết san sẻ, vun đắp mái ấm gia đình.
3. Yêu cầu phân hóa: Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của nhà văn Kim Lân và Nam Cao qua hai nhân vật này.
- Về hai nhân vật Thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng, tưởng như là một mô típ nhân vật vậy: Cả hai nhân vật đều mang vẻ ngoài xấu xí với hoàn cảnh tính cách cũng chẳng mấy tốt đẹp gì, nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng.
Khác với những con người ở làng Vũ Đại, Thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Bằng tình thương vô tư của mình, Thị Nở đã chăm sóc Chí Phèo, thức tỉnh Chí Phèo, mang Chí Phèo trở về con đường lương thiện.
- Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm về vẻ đẹp con người hay do tấm lòng nhân đạo của cả hai nhà văn trong cách nhìn nhận con người? Điều đó không quan trọng, quan trọng là thông qua hai nhân vật kể trên, tôi và rất nhiều người khác đã sống chậm lại, nhìn nhận đa chiều hơn để trân trọng những vẻ đẹp con người.
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hậu Giang Từ ngày 19/4, Sở GD&ĐT Hậu Giang bắt đầu tổ chức kì thi thử THPT quốc gia 2018 cho toàn bộ học sinh lớp 12 ... |
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Kạn Sáng ngày 19/4, các học sinh Tỉnh Bắc Kạn tiến hành làm đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Văn. Đề thi môn Văn ... |
Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên Sáng ngày 19/4, Sở GD&ĐT Hưng Yên bắt đầu tổ chức kì thi thử THPT quốc gia 2018 cho toàn bộ học sinh lớp 12. |
Giáo dục 01:56 | 23/06/2018
Giáo dục 23:00 | 22/06/2018
Giáo dục 12:00 | 22/06/2018
Giáo dục 23:00 | 20/06/2018
Giáo dục 12:00 | 20/06/2018
Giáo dục 23:00 | 18/06/2018
Giáo dục 23:00 | 15/06/2018
Giáo dục 12:00 | 15/06/2018