GS Đào Trọng Thi: Lương giáo viên phải cao nhất và có thang bảng riêng

Theo GS Đào Trọng Thi, người thầy có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước. Công việc vất vả nhưng lương của giáo viên không đủ sống.

Chia sẻ tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, GS Đào trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đề xuất lương giáo viên phải cao nhất và cần có thang bảng riêng. Đây là ý kiến được đa số đại biểu đồng tình.

GS Đào Trọng Thi cho biết lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp đã có tại Nghị quyết Trung ương 8 khóa 2 năm 1996. Nhưng 20 năm qua, chúng ta vẫn chưa thực hiện được.

Công việc của người thầy là đào tạo con người, có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước, chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập hiện chưa xứng đáng với vị trí và trách nhiệm được giao.

Thực tế, giáo viên hiện có phụ cấp giảng dạy. Lương đảm bảo tính cố định và là niềm tự hào của giáo viên, còn phụ cấp chỉ là một cách cứu trợ, hỗ trợ.

gs dao trong thi luong giao vien phai cao nhat va co thang bang rieng

GS Đào trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Quyên Quyên.

GS Đào Trọng Thi đề xuất bên cạnh việc lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, cần có thang bảng riêng cho ngành này.

“Nhà giáo phải có nhiều trình độ khác nhau để dạy từng cấp bậc. Ví dụ, giáo viên mầm non phải có bằng từ trung cấp trở lên. Giáo viên dạy THPT phải có bằng đại học. Giảng viên dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học phải có bằng thạc sĩ. Người có bằng tiến sĩ mới được làm giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án. Do đó, không nên áp dụng thang bảng lương của một chuyên viên đơn thuần hành chính vào nghề”, ông Thi nói.

Ngoài ra, sản phẩm trong giáo dục không phải đào tạo như dây chuyền máy móc. Giáo dục tạo ra con người, cần có sự tự giác của giáo viên để đào tạo những học sinh chất lượng.

GS Đào Trọng Thi cho rằng những điều trên lý giải về ngành đặc thù này. Việc tăng lương cho nhà giáo là cuộc cách mạng, bởi đây là ý chí của Đảng và của nhân dân, khi Quốc hội đưa vào luật thì Chính phủ sẽ thực hiện.

Cũng nói về ngành sư phạm, GS Đào Trọng Thi cho hay không nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm, việc này được bàn luận nhiều nhưng chưa thực hiện được.

Ông đề xuất nên thay hình thức miễn giảm bằng việc vay tín dụng ưu đãi, nếu học sinh hoạt động trong ngành giáo dục ở một số năm nhất định sẽ không phải trả lại, còn không thì bắt buộc hoàn lại số tiền đó.

Bà Phạm Thị Hồng Nga - nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - cũng đồng tình với đề xuất tăng lương cho giáo viên của GS Đào Trọng Thi.

Theo bà Nga, ở các nước phát triển, chế độ lương của nhà giáo phải đảm bảo tương xứng các vị trí cống hiến và hiệu quả giảng dạy. Còn ở Việt Nam, lương của giáo viên hiện rất nghèo nàn và hạn chế.

Nhiều giáo viên bỏ nghề vì lương không đủ sống Theo ông Hoàng Văn Minh - Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Tĩnh - một trong những nguyên nhân khiến lương hưu giáo viên mầm non không cao là mức đóng bảo hiểm thấp.
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.