Hà Nội: Gần 1.000 tỉ đồng xây 600 nhà chờ xe buýt kết hợp quảng cáo

Qui mô đầu tư, xây dựng và lắp đặt mới 600 nhà chờ xe buýt, trong đó, 270 nhà chờ được lắp đặt mới và thay thế 330 nhà chờ hiện có theo lộ trình được Sở GTVT Hà Nội tính toán mất gần 1.000 tỉ đồng.

Sở GTVT Hà Nội vừa có tờ trình UBND TP Hà Nội và Sở Kế hoạch và đầu tư về việc xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố và các biển quảng cáo trên giải phân cách tại 12 quận huyện nội thành theo hình thức đối tác công tư.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong khu vực nội thành TP Hà Nội có 1.078 điểm dừng đón trả khách cho xe buýt nhưng chỉ 365 nhà chờ có mái che, với nhiều nhà đầu tư tham dự xây dựng khiến các nhà chờ thiếu sự đồng bộ về thiết kế. Việc quản , khai thác sau đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến mất quan, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách.

Hà Nội: Gần 1.000 tỉ đồng xây 600 nhà chờ xe buýt kết hợp quảng cáo - Ảnh 1.

Sở GTVT tính toán muốn xây 600 nhà chờ xe buýt kết hợp quảng cáo, có wifi

Dự án có mục tiêu xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng yêu cầu về quan đô thị và khắc  phục những tồn tại, hạn chế trong đầu tư, quản lí hệ thống nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố, nhằm tăng cường tiếp cận của người dân đối với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đồng thời, sắp xếp bố trí lại hệ thống biển thông tin quảng cáo ngoài trời trên các dải phân cách một cách đồng bộ, khoa học, hiện đại và văn minh.

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc thực hiện dự án xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố và các biển quảng cáo trên giải phân cách tại 12 quận huyện nội thành theo hình thức đối tác công tư, phù hợp trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế khi mà nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án sẽ tự thu xếp 100% kinh phí để đầu tư tất cả các hạng mục công trình.

Sau đó kinh doanh quảng cáo một phần diện tích để thu hồi vốn, thời gian dự kiến thu hồi vốn là 20 năm.

Với quy mô đầu tư, xây dựng và lắp  đặt mới 600 nhà chờ xe buýt. Trong đó, 270 nhà chờ được lắp đặt mới và thay thế 330 nhà chờ hiện có theo lộ trình; lắp đặt 1.200 biển thông tin quảng cáo tại cách dải phân cách có bề rộng lớn hơn 2m; lắp 25 màn hình cảm ứng đồng bộ Wifi tại một số nhà chờ có vị trí thích hợp.

Với tổng vốn đầu tư là 999,8 tỷ đồng, theo tính toán của Sở GTVT Hà Nội, dự kiến thời gian xây dựng ban đầu của dự án là 7 năm và thời gian hoạt động là 20 năm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.