Thông tin từ Bệnh viện Việt Đức cho thấy viện này lại vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị chó cắn. Một trong số đó là bé trai N.V.T (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội).
Bé T bị chó nhà cắn, bị đứt rời một phần môi phải. Đáng tiếc, phần môi đứt rời này lại không được bảo quản đúng cách.
Trong khi đáng ra, để bảo quản đúng cách, cần cho phần môi đứt rời vào 1 túi nilon sạch, ít nước sạch, quấn chặt và đặt vào thùng nước đá. Chú chó nhà bé T. nuôi cũng chưa được tiêm phòng vaccine dại.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh, mặt nhiều vết thương, khuyết một nửa môi trên dính sát liền mũi, vết thương thấu môi dưới, phần đứt rời kích thước 2x2cm dập nát, có nhiều vết răng chó ở trên.
Bé T. đang được các nhân viên y tế chăm sóc. |
Ths.BS Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, vì tổn thương quá dập nát nên không có khả năng nối vi phẫu trồng lại môi cho bệnh nhân.
Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành làm sạch tổn thương, khâu các vết thương ở mặt, ghép phức hợp 1 phần của môi trên.
"Hiện tại bé T. tỉnh, không sốt, vết thương khô. Tổn thương ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ của trẻ, sẽ phải phẫu thuật tạo hình nhiều lần. Tuy nhiên, kết quả sẽ không bao giờ trở về như trước được" - BS Hằng cho biết.
Trường hợp thứ 2 là một cụ bà 88 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội. Ths.BS Đặng Trung Kiên – Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, thông tin từ người nhà bệnh nhân cho hay, trên đường đi mua thuốc cảm cúm về, cụ bà bị con chó to của hàng xóm chạy ra ngoài đường xô ngã, cắn vào tay. Gia đình ngay lập tức đưa cụ bà đến bệnh viện.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng vết thương lóc da bàn tay, vết thương ô mô cái bàn tay, vết thương phần mềm ngón 2 bàn tay. Hiện bệnh nhân đã được tiêm phòng uốn ván. Các bác sĩ cấp cứu mổ đã cắt lọc vết thương.
Cũng theo ThS Kiên, cách đây 1 tháng, khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung đã tiếp nhận một bệnh nhân bị chó cắn, vết thương phần mềm bàn tay, chân.
Thời gian gần đây, các bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội (Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương hay Bệnh viện Xanh Pôn) liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân, bệnh nhi bị chó cắn với những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có bé đã tử vong.
Các bác sĩ cho biết, ngay khi bị chó cắn, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi và xử trí vết thương. Các gia đình có vật nuôi (chó) cần có biện pháp quản lý vật nuôi an toàn cho người dân.
(Tên nạn nhân đã được thay đổi)
2 bé trai bị chó cắn thương tâm, sâu tận xương
Hai cháu bé bị chó cắn thương tâm được đưa tới bệnh viện với vết cắn nham nhở, sâu hoắm đến tận xương trên tay. ... |
Vụ 3 lãnh đạo đầu ngành được ‘đất vàng’: Chủ trương của tỉnh
Liên quan đến việc người dân khiếu kiện vì 3 lãnh đạo đầu ngành được giao đất mặt tiền đường biển Phạm Văn Đồng, lãnh ... |
Thêm trường hợp bé trai bị chó nhà cắn nát tay
Bé trai 10 tuổi đến từ Hưng Yên được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu do bị chó nhà cắn nát tay khi ... |