Hà Nội lên tiếng về việc đổi 700ha đất lấy 5 tuyến đường

sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có giải thích về việc đổi 700ha đất tại nhiều vị trí lấy 5 tuyến đường.

Thiếu ngân sách, đổi đất lấy đường

Cụ thể theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội đã đồng ý cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng 5 tuyến đường theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Để đối ứng cho các nhà đầu tư, Thành phố đã giao khoảng 700ha đất tại nhiều khu vực khác nhau.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, đây là các dự án đã được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015, đã được UBND TP Hà Nội báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT.

Sở này cho biết, do ngân sách khó khăn, khó cân đối nguồn vốn nên từ năm 2016, Thành phố có chủ trương huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào hạ tầng. Trong đó ưu tiên thực hiện một số dự án hạ tầng trọng điểm theo hình thức BT.

Các dự án BT này được khẳng định: "đều tuân thủ các quy định tại Nghị định 15/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án được các cơ quan chuyên môn của Hà Nội thẩm định kỹ; quỹ đất giao để thanh toán cho nhà đầu tư được tính toán theo phương án có giá trị cao nhất…"

Sở này cũng đưa ra giải thích rằng, diện tích đất giao cho các nhà đầu tư trên chỉ để nhà đầu tư lập nghiên cứu quy hoạch và nhà đầu tư chỉ được khai thác một phần diện tích đất đó.

Văn bản này chỉ rõ; “Thực tế, bình quân nhà đầu tư chỉ được khai thác khoảng 26% tổng diện tích đất được giao để hoàn vốn cho công trình BT”.

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong
(Ảnh minh họa)

Dự án BT dễ bị lợi ích nhóm lợi dụng

Trả lời báo chí, TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đây là một dạng đặc thù của phương thức PPP (quan hệ đối tác công - tư) được áp dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Về bản chất, đây cũng là phương thức huy động tài chính từ đất để phát triển hạ tầng.

Tuy nhiên, theo TS Phạm Sỹ Liêm, có thể dễ dàng nhận thấy phương thức này kém tính minh bạch, vì khó xác định đất lấy hạ tầng được tiến hành dựa trên cơ sở giá nào?

TS Liêm cho hay, theo cơ chế cạnh tranh thị trường thì dự án hạ tầng phải qua đấu thầu để chọn nhà thầu nào đưa ra giá thích hợp nhất, còn đất đai phải qua đấu giá thì mới chọn được người trả giá cao nhất. Giá cả sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong kinh tế thị trường được quyết định không chỉ bởi cơ chế giá cả, mà còn phải xét đến tác động của quan hệ cung cầu và quan hệ cạnh tranh.

"Thế nhưng giá dự toán công trình do tư vấn thiết kế tính toán và giá đất do các chuyên gia về giá đề xuất chỉ mới là giá dựa trên cơ chế giá cả, chưa tính đến các yếu tố khác. Tình trạng kém minh bạch như vậy rất dễ bị các nhóm lợi ích lợi dụng không chỉ về mặt giá cả, mà còn để vừa có đất cho dự án phát triển bất động sản của họ lại vừa có hạ tầng bên ngoài kết nối với dự án đó", ông nhận định.

Dự án đổi đất lấy đường không thực sự giảm gánh nặng cho NSNN

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra rằng, việc thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp với quy định của luật đất đai, tạo kẽ hở khiến thất thoát ngân sách.

Ngoài ra, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay và được tính lãi, vái lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ, dẫn đến thực chất gần như toàn bộ dự án là vốn của nhà nước hoặc vốn của nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn để đầu tư vào dự án. Có thể thấy các dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.

Hồi tháng 7/2017 Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra loạt sai phạm của các dự án Bt tại Hà Nội, trong số 15 dự án thì chỉ có một dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu, 14 dự án còn lại là chỉ định thầu.

Ngoài ra, trong quá trình thẩm định năng lực các nhà đầu tư nên hầu hết các dự án đều chậm tiến độ do năng lực tài chính nên không đảm bảo tiến độ giải ngân như cam kết.

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong Tân Hoàng Minh 'bỏ túi' bao nhiêu tiền khi nhận 20ha 'đất vàng' tại Hà Nội?

Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa qua được UBND TP. Hà Nội giao cho 20ha đất vàng quận Hoàng Mai để đổi lấy 2,6km đường ...

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong Dự án BT đổi đất lấy hạ tầng: Kém minh bạch, dễ bị nhóm lợi ích lợi dụng

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, có thể dễ dàng nhận thấy phương thức BT đổi đất lấy hạ tầng kém tính minh bạch, vì khó ...

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong Lã Vọng chỉ mất 2 triệu để có một m2 đất tại Hà Nội bằng hợp đồng BT?

Theo hợp đồng BT làm dự án Ba La - Xuân Mai, Công ty Louis của Tập đoàn Lã Vọng được trả 441 ha đất ...

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong Triển khai 4 dự án BT dài 19,6km, Hà Nội đổi hơn 100ha 'đất vàng'

Hà Nội vừa quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một loạt dự án, trong đó 4 ...

ha noi len tieng ve viec doi 700ha dat lay 5 tuyen duong Hà Nội tiếp tục đổi gần 50ha đất lấy đoạn đường 1,65km trị giá hơn 1.000 tỷ

TP Hà Nội vừa quyết định đổi gần 50ha đất đối ứng cho Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.