Video những tuyến đường nghiên cứu làm làn ưu tiên cho xe buýt đang bị phương tiện cá nhân "chiếm lĩnh".
Ngày 9/9/2019, Hà Nội ban hành kết hoạch thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020. Trong kế hoạch này, Hà Nội cho biết sẽ nghiên cứu, tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên các trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú, Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt, Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự, Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm.
Đây là hình ảnh nhìn từ cầu bộ hành trên đường Trần Phú (Hà Đông) đoạn qua Học viện An ninh Nhân dân. Có thể thấy, phương tiện cá nhân đang chiếm hết lòng đường, gây ùn tắc giao thông.
Trên đường Trần Phú, xe buýt - phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn bị bủa vây, rất khó để đạt được lộ trình đúng giờ.
Hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển vận tải công cộng là bài toán được Hà Nội đưa ra từ lâu. Nếu hạn chế được phương tiện cá nhân, vận tải công cộng sẽ phát huy được lợi thế.
Khi người dân sử dụng vận tải công cộng khối lượng lớn, cảnh tượng "tranh đường" người đi bộ như thế này sẽ không còn.
Tương tự, đường Nguyễn Trãi - nơi dự kiến làn ưu tiên cho xe buýt cũng có lưu lượng giao thông rất lớn. Thử tưởng tượng, hàng trăm người đi trên ô tô con chuyển sang phương tiện công cộng thì đường Nguyễn Trãi sẽ bớt rất nhiều áp lực và khi đó, làn ưu tiên sẽ giúp xe buýt di chuyển tốt hơn - đồng nghĩa với phục vụ tốt hơn.
Hà Nội đang xây dựng đề án thu phí phương tiện vào nội đô, giảm phương tiện cá nhân, dừng hoạt động của xe máy. Với các đề án này, xe buýt sẽ được ưu tiên và không phải chật vật giữa biển xe máy như thế này.
Đường Vành đai 3 cũng là một tuyến đường dự kiến có làn ưu tiên cho xe buýt. Trong bức ảnh này chúng ta có thể thấy phương tiện cá nhân ở Hà Nội đang rất lớn.
Việc ưu tiên xe buýt ở các tuyến đường này sẽ giúp xe buýt phục vụ tốt hơn (nhanh, đúng giờ...). Điều này sẽ giúp phương tiện vận tải công cộng thu hút người dân hơn.
Xe buýt được ưu tiên và được người dân lựa chọn thì việc xe máy tràn lên, làm hư hỏng vỉa hè, tranh đường của người đi bộ sẽ không còn.
Và tương tự, cảnh tắc đường trên vỉa hè vì xe máy cũng sẽ không diễn ra.
Đây là đường Giải Phóng - nơi Hà Nội nghiên cứu làm làn ưu tiên xe buýt. Đường Giải Phóng nối nội đô với cửa ngõ phía Nam và có lượng phương tiện lớn.
Theo thống kê đến hết năm 2018, TP Hà Nội có 6,5 triệu xe cơ giới đăng kí lưu hành, khoảng 2 triệu xe ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động trên địa bàn, khoảng 1 triệu xe chuyên dụng khác. Trong khi dân số TP hiện vào khoảng 10 triệu người, tính cả người ngoại tỉnh thường xuyên lưu trú.
Như vậy tỷ lệ trung bình 1 xe cơ giới/người; nếu chỉ tính người trưởng thành, thì có 2 - 3 xe cơ giới/người. Theo nhiều chuyên gia, người dân đang lệ thuộc vào xe máy và chưa ý thức được áp lực giao thông từ phương tiện cá nhân nên lập tức phản đối khi TP có chủ trương hạn chế xe máy.
Thói quen lệ thuộc vào xe máy cũng là nguyên nhân khiến vận tải công cộng không phát huy được lợi thế.
Nguyễn Văn Cừ - một trong những tuyến đường nghiên cứu làn ưu tiên cho xe buýt cũng đang gặp cảnh ùn tắc vào cao điểm sáng hướng lên cầu Chương Dương vào Nội đô khi hàng vạn phương tiện cá nhân ùn ùn qua cầu vào TP.
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng nhiều người chọn xe máy ô tô đi làm trong khi hoàn toàn có thể lựa chọn phương tiện vận tải công cộng thay thế.
Theo ông Thắng, xe buýt hiện nay đang bị chậm do phải tham gia giao thông cùng các loại phương tiện cá nhân, bị chèn ép, cản trở nghiêm trọng.
Đô thị 21:30 | 25/10/2019
Nhà đất 21:07 | 25/10/2019
Đô thị 14:33 | 25/10/2019
Đô thị 06:29 | 25/10/2019
Đô thị 17:02 | 24/10/2019
Đô thị 08:49 | 24/10/2019
Đô thị 07:35 | 24/10/2019
Đô thị 07:23 | 24/10/2019