Hà Nội tăng giá trông giữ ôtô, xe máy từ 2018

HĐND Hà Nội đồng ý tăng giá trông giữ ôtô, xe máy từ 1,5 đến 2 lần so với hiện nay ở các quận trung tâm và từ vành đai 3 trở vào.

Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội: Người dân ủng hộ tăng giá trông giữ xe Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết đã lấy ý kiến người dân về phương án tăng giá trông giữ ôtô, xe máy và đa số ủng hộ.

Với 91,26% đại biểu tán thành, HĐND Hà Nội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2018.

Theo đó, mức phí sử dụng lòng đường hè phố sẽ tăng khoảng 300% đối với các tuyến cần hạn chế, hầu hết nằm trên 12 tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm. Khu vực này sẽ tăng từ 80.000 lên 240.000 đồng/m2 mỗi tháng sử dụng lòng đường trông giữ ôtô và từ 45.000 lên 135.000 đồng đối với trông giữ xe máy.

Ngoài ra, các khu vực tính từ trung tâm TP đến vành đai 3 cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ 60.000 lên 150.000 đồng/m2 mỗi tháng đối với các tuyến phố từ vành đai 1 đến đô thị lõi (250%); từ vành đai 2 đến vành đai 1 và từ vành đai 3 đến vành đai 2 tăng 130%; giữ nguyên mức phí từ ngoài vành đai 3 đến khu vực ngoại thành. Riêng đối với các điểm ứng dụng công nghệ trông giữ xe thông minh (iPaking), được đề xuất thu phí theo tỷ lệ 30% doanh thu.

Mức phí trông giữ phương tiện: Xe máy tăng 3.000 đến 5.000 đồng/xe/lượt, ôtô tăng 30.000 đến 50.000 đồng/xe/lượt. Có những khu vực mức giá trông xe tháng sẽ tăng từ 1,7 triệu đồng lên 2,6 triệu đồng/ôtô.

Theo tờ trình, TP Hà Nội khẳng định việc tăng giá trông giữ phương tiện không ảnh hưởng đến người dân vì trên thực tế người dân đang phải trả cho các đơn vị, cá nhân trông giữ xe cao gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định của TP.

Việc trông giữ xe ngoài trời lợi nhuận cao so với chi phí bỏ ra nên thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Nhiều điểm trông giữ phương tiện thường xuyên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tự ý nâng giá gây bức xúc dự luận.

Theo nghị nghị quyết, mức thu phí tùy theo khu vực, tuyến phố theo nguyên tắc mức thu phí cao nhất thuộc 12 tuyến phố khu bảo tồn cấp I đô thị lõi quận Hoàn Kiếm và giảm dần xa trung tâm.

ha noi tang gia trong giu oto xe may tu 2018
Hà Nội tăng giá trông giữ ôtô xe máy lên 1,5 đến 2 lần từ nằm 2018. Ảnh: Quỳnh Trang.

Mức thu phí mới không áp dụng đối với địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện ngoại thành và một số tuyến đường, phố của các quận từ vành đai 3 trở ra. Khu vực này vẫn giữ nguyên mức thu phí cũ đã được HĐND quyết nghị từ năm 2016.

Đa số người dân đồng tình ủng hộ

Thảo luận trước khi bấm nút thông qua, đại biểu Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì) nhắc lại sự cần thiết khi dành vỉa hè cho người đi bộ và đủ chỗ để đảm bảo yêu cầu trông giữ xe.

"Trong số 180 quán bia vỉa hè thì có 150 quán có hình bóng sắc phục đứng đằng sau. Khi tăng mức này thì hệ lụy là gì? Ai là người thụ hưởng? TP được bao nhiêu tiền từ việc tăng phí này?", ông Được đặt vấn đề

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (huyện Thạch Thất), Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội, cho rằng có thực tế là khi để giá thấp thì dân vẫn phải đóng giá cao. Nhưng thu mức cao, Nhà nước không thu được bao nhiêu, chỉ có những người trông giữ xe trái phép thu lợi.

"TP dứt khoát điều chỉnh lại, chấn chỉnh sai phạm trông giữ trái phép, khuyến khích cho doanh đầu tư vào trông giữ xe", ông Nam nói.

Giải trình tiếp thu các ý kiến đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết tăng giá trông giữ xe trong khu vực lòng đường, vỉa hè (phí thuê lòng đường, vỉa hè tăng), còn trong các trung tâm thương mại, tòa nhà vẫn giữ nguyên.

ha noi tang gia trong giu oto xe may tu 2018
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội giải trình ý kiến đại biểu. Ảnh: Thắng Quang.

Việc tăng giá này được thực hiện theo giờ và theo từng khu vực trên địa bàn TP. Theo ông Viện đây là đợt tăng giá lần thứ nhất, nhằm tiệm cận giá trông giữ xe đang được thị trường chấp nhận.

"Giá trông giữ xe đạp theo quy định hiện nay là 2.000 đồng, nhưng thực tế người dân phải trả 5.000 đồng; xe máy là 3.000 đồng, nhưng người dân phải trả là 5.000 đồng, thậm chí 10.000 đồng; ôtô là 30.000 đồng/2 giờ, nhưng người dân phải trả 50.000 đồng" ông Viện nói.

Ông Viện cho biết TP tăng giá trông giữ phương tiện giao thông không lấy mục tiêu thu tiền về ngân sách. Việc tăng giá để người dân cân nhắc khi sử dụng phương tiện, từ đó đạt mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân.

Ngoài ra, việc này còn khuyến khích nhà đầu tư vào bãi đỗ xe tĩnh, để giảm đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè. "Phương án tăng giá trông giữ xe đã thông qua Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến, đa số người dân đồng tỉnh ủng hộ", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh.

ha noi tang gia trong giu oto xe may tu 2018 Bộ Giao thông đưa 3 kịch bản về điểm nóng BOT Cai Lậy

Sáng 5/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã đề cập tới 3 "kịch bản" để giải quyết những khúc ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.