Hà Nội: Sẽ không hoàn toàn ưu tiên đường cho tuyến buýt nhanh

Đó là khẳng định của ông Vũ Hà, Giám đốc Ban QLDA đầu tư phát triển GTVT. Trong khuôn khổ buổi họp báo thông tin giới thiệu về tuyến buýt Hanoi BRT, và phương án tổ chức giao thông và phương án tổ chức vận hành trên tuyến  thuộc thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội diễn ra chiều 19/12 của Sở  GTVT Hà Nội.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc tổ chức phương án giao thông trên lộ trình tuyến buýt nhanh liệu có quá ưu tiên cho tuyến buýt nhanh (BRT) và gây ảnh hưởng cho các phương tiện giao thông khác.

Ông Vũ Hà cho biết: "Giao thông công cộng không hoàn toàn được ưu tiên cho BRT. Chúng ta phải từng bước phát triển, trước tiên có 1 làn dành riêng cho tuyến BRT. Trên tuyến này lưu lượng phương tiện đang đông, việc hạn chế các phương tiện cá nhân qua hai cầu vượt để các phương tiện di chuyển sang các lộ trình khác như Trần Duy hưng và Nguyễn Trãi. Việc này sẽ làm giảm thiểu áp lực giao thông lên tuyến đường này".

ha noi se khong hoan toan uu tien duong cho tuyen buyt nhanh
Ông Vũ Hà Giám đốc Ban QLDA đầu tư phát triển GTVT khẳng định sẽ không ưu tiên hoàn toàn BRT. Ảnh Chí Duy

Ông Hà cũng nói thêm về việc nhiều người cho rằng khi cấm hoàn toàn xe mô tô, xe 2 bánh qua 2 cầu vượt Láng Hạ và Láng - Láng sẽ làm tình trạng giao thông qua các nút này ùn tắc và tạo thành các điểm đen giao thông: "Trong quá trình nghiên cứu các phương tiện xe 2 bánh lưu thông sát vỉa hè đến giờ cao điểm lại quay ngang lên cầu nên tạo ra các điểm xung đột. Vì thế nên chúng tôi tiến hành cấm trong giờ cao điểm để tránh xung đột cho các phương tiện khác.

Hơn nữa nếu trong trường hợp ùn tắc các phương tiện giao thông hoàn toàn có thể đi vào làn đường dành cho buýt nhanh BRT để giảm thiểu ùn tắc".

Trước đây khi đề án buýt nhanh được lập ra dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010, nhưng đến cuối năm 2016 mới đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến đầu năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động chính thức; trả lời báo chí về vấn đề này bà Jung Eun Oh trưởng Ban giao thông Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết: "Hành lang cho xe buýt thay đổi so với kế hoạch ban đầu nên phải điều chỉnh lại thiết kế chi tiết cũng như thiết kế của dự án.

Tốc độ phát triển nhanh chóng nên hành lang dành cho BRT thay đổi do sự sát nhập các khu vực mới của Hà Nội. Chính vì thế nên phải điểu chỉnh đi điều chỉnh lại cho phù hợp với các khu vực này.

Đây không phải là chậm trễ bất bình thường, bởi đây là giải pháp mới và phức tạp vì còn phải tổ chức vận hành xung quanh hành lang BRT phải tính toán rất kĩ càng. Hà Nội không phải nơi duy nhất xảy ra sự chậm trễ này".

ha noi se khong hoan toan uu tien duong cho tuyen buyt nhanh
Cho tới thời điểm này nhiều hạng mục kĩ thuật nhà chờ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thành. Ảnh Chí Duy

Ông Vũ Văn Viện Giám đốc sở GTVT Hà Nội tin tưởng vào mức độ khả thi cũng như hiệu quả tuyến buýt nhanh mang lại cho sự phát triển giao thông của thành phố Hà Nội.

"Việc lựa chọn phát triển buýt nhanh trong thời điểm hiện tại là hoàn toàn đúng đắn bởi trên thế giới rất nhiều thành phố ở các quốc gia phát triển cũng lựa chọn loại hình giao thông công cộng này để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

ha noi se khong hoan toan uu tien duong cho tuyen buyt nhanh

Ông Viện cho rằng việc phát triển buýt nhanh BRT hiệu quả vì các phương tiện giao thông cá nhân ngày càng phát triển về số lượng, để thay thế các phương tiện cá nhân thì phải phát triển các loại hình giao thông công cộng. Trong tương lai phương tiện giao thông cá nhân giảm đi và phương tiện giao thông công cộng tiện ích hơn. Ảnh Chí Duy

Hơn nữa để đầu tư tàu điện trên cao và tàu điện ngầm sẽ mất vốn lớn và thời gian triển khai dài. Vì thế xe buýt nhanh BRT chính là lựa chọn tối ưu. Phù hợp với phát triển giao thông đô thị trong quy hoạch chung. Giá trị đầu tư bằng 1/10 đường sắt trên cao và 1/20 tầu điện ngầm, thời gian triển khai ngắn", vị Giám đốc sở khẳng định.

Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội.

Tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội sẽ chạy thử và khớp nối kỹ thuật trên tuyến ngay trong tháng 12-2016 để bắt đầu vận hành chính thức từ đầu năm 2017. Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, số lượng xe đưa vào vận hành là 29 xe (đã bao gồm cả số xe dự phòng), tần suất hoạt động từ 3-5 phút/chuyến, tốc độ vận hành trung bình 22-30 km/h, thời gian vận hành một lượt từ 45-55 phút.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.