Vụ nam thanh niên chết oan vì tông dải bê tông giữa làn xe máy: Sở GTVT khẳng định việc lắp dải phân cách không sai

Ông Ngô Hải Đường cho rằng, Quy định 41 về báo hiệu đường bộ của Bộ GTVT thì khi tiến hành lắp khối bê tông, Sở GTVT cũng cho gắn đầy đủ hệ thống cảnh báo liên quan gồm biển báo đi chậm, biển cảnh báo có chướng ngại vật phía trước, 5 gờ giảm tốc và một số cọc tiêu.

Như đã thông tin, 18h tối 12/3, anh Lý Vũ Hảo (26 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) chạy xe máy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hướng từ đường Đỗ Xuân Hợp về nút giao An Phú, quận 2, TP HCM.

Vụ nam thanh niên chết oan vì tông dải bê tông giữa làn xe máy: Sở GTVT khẳng định việc lắp dải phân cách không sai - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong

Khi đến cột đèn số TL3/49, anh Hảo tông vào dải phân cách bằng bê tông đặt giữa làn đường xe hai bánh. Cú va chạm khiến anh Hảo ngã xuống đường, tử vong tại chỗ.

2 ngày sau tai nạn chết người, cơ quan liên quan cho bứng dải bê tông và thay thế bằng những cọc tiêu nhựa có gắn phản quang nhằm chặn ô tô đi vào làn đường cho xe máy.

Việc này khiến dư luận đặt ra thắc mắc vị trí nơi lắp đặt khối bê tông có đúng không? Nếu đúng thì tại sao phải tháo dỡ?

Vụ nam thanh niên chết oan vì tông dải bê tông giữa làn xe máy: Sở GTVT khẳng định việc lắp dải phân cách không sai - Ảnh 2.

Khối bê tông nơi thanh niên đâm trúng tử vong nằm giữa làn đường xe máy trên cao tốc

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Ngọc Hùng - Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Sở GTVT TP.HCM) cho biết sau vụ tai nạn xảy ra, đơn vị nhận chỉ đạo của Sở GTVT về việc tháo dỡ dải bê tông trên.

"Sở GTVT chỉ đạo tháo dỡ trụ bê tông. Nếu giữ lại khả năng gây nguy hiểm", ông Hùng nhìn nhận và cho biết dù tháo dỡ dải bê tông nhưng đơn vị vẫn giữ nguyên các cọc tiêu nhựa tại vị trí để hạn chế tình trạng ô tô chạy vào làn đường xe hai bánh.

Trong khi đó, ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) khẳng định: "Hiện dải phân cách này đã thay lại bằng nhựa chứ không sai".

Ông dẫn chứng Quy định 41 về báo hiệu đường bộ của Bộ GTVT thì khi tiến hành lắp khối bê tông này, Sở GTVT cũng cho gắn đầy đủ hệ thống cảnh báo liên quan gồm biển báo đi chậm, biển cảnh báo có chướng ngại vật phía trước, 5 gờ giảm tốc và một số cọc tiêu cảnh báo.

Vụ nam thanh niên chết oan vì tông dải bê tông giữa làn xe máy: Sở GTVT khẳng định việc lắp dải phân cách không sai - Ảnh 3.

Khối bê tông sau khi tháo dỡ và được thay thế bởi hàng cọc tiêu nhựa có gắn phản quang

"Tất cả các vấn đề về hạng tầng qua rà soát không có vấn đề gì hết. Sau khi sự cố xảy ra, các bên thống nhất thay đổi vật liệu bằng bê tông bằng vật liệu nhựa đề phòng bất lợi nếu khi có xảy ra trường hợp va chạm để giảm thiểu thấp nhất tai nạn đối với người điều khiển phương tiện giao thông", ông Đường nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị này nhìn nhận, đúng hay sai trong vụ việc vừa qua thì phía Sở cũng đang chờ kết quả từ cơ quan điều tra mới xác định được trách nhiệm.

"Khi đó, cơ quan điều tra sẽ có kết luận do phương tiện, người điều khiển hay thuộc về hạ tầng", ông Đường nói và cho biết Sở đã làm hết trách nhiệm và cầu thị.

Hiện Sở đã giao Trung tâm quản lý vận hành đường hâm sông Sài Gòn và Khu 2 rà soát việc thay thế vật liệu bằng bê tông. Đẩy nhanh tiến độ lắp đặt camera giám sát để phạt nguội ô tô chạy vào làn xe máy. Dự kiến xong trong tháng 4 và cho tháo dỡ hệ thống dải phân cách bằng cọc tiêu.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.