Giám đốc Sở đề nghị đoàn gần 70 xe đưa phương tiện trở về

Trực tiếp gặp doanh nghiệp ở Km số 7, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã yêu cầu doanh nghiệp đưa xe về.

Như tin đã đưa, sau khi có mặt ở bến xe Nước Ngầm, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - ông Vũ Văn Viện đã trực tiếp xuống trạm thu phí Liêm Tuyền - nơi các doanh nghiệp bị CSGT dừng xe để đối thoại.

doan xe tu choi khach giam doc so yeu cau doanh nghiep dua xe ve
Hàng trăm xe khách từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định treo băng rôn, biểu ngữ tiến về Hà Nội đòi đối thoại với Sở GTVT (Ảnh Công Phương)

Tại đây, ông Viện cho biết, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, kiến nghị nhưng phải theo đúng khuôn khổ pháp luật. "Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm đến ý kiến của các doanh nghiệp và đã có chỉ đạo giao Bộ GTVT chủ trì buổi tiếp doanh nghiệp. Bộ cũng đã thống nhất lịch tiếp doanh nghiệp vào chiều mai (1/3)", ông Viện nói.

Ông Viện cho biết thêm, các doanh nghiệp tập trung đưa xe về Hà Nội là việc làm không đúng đắn. Đáng lẽ, các doanh nghiệp vận tải phải chờ buổi họp ngày mai để giải quyết các bức xúc.

doan xe tu choi khach giam doc so yeu cau doanh nghiep dua xe ve
Ông Vũ Văn Viện cho biết, ngày mai Bộ GTVT, Sở GTVT Hà Nội sẽ đối thoại với các doanh nghiệp (Ảnh Công Phương)

"Với trách nhiệm của mình nên tôi phải xuống đây để giải quyết nhưng tôi không đồng tình với cách làm của doanh nghiệp và chúng ta cũng không nên giải quyết các vấn đề ở giữa đường", ông Viện nói.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, chủ trương điều chuyển luồng tuyến là đảm bảo lợi ích chung của TP, giảm ùn tắc và đặc biệt là giảm ùn tắc tuyến đường vành đai 3. Sở GTVT cũng hoan nghênh các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho Sở, bến xe khi thực hiện nghiêm túc việc điều chuyển luồng tuyến khiến tình hình ùn tắc giảm.

Sở GTVT cũng ghi nhận khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình điều chuyển luồng tuyến ở giai đoạn đầu, chắc chắn gặp khó khăn do phải thay đổi việc kinh doanh; người dân chưa rõ việc điều chuyển.

doan xe tu choi khach giam doc so yeu cau doanh nghiep dua xe ve
Vào khoảng 10h sáng nay, hàng trăm xe khách đã bị lực lượng chức năng dừng xe ở Km số 7 Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Ảnh Công Phương)

"Chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền cho người dân, tăng cường rà soát kết nối xe buýt, tạo điều kiện thuật lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, Sở tiếp tục lăng nghe và cùng các cấp, các ngành, doanh nghiệp tìm phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích chung", ông Viện thông tin.

Ông Viện cũng cho rằng, đoàn xe căng băng rôn, khẩu hiệu thể hiện sự không lành mạnh; nếu di chuyển vào thành phố sẽ gây ùn tắc. "Chúng tôi chính thức đề nghị các doanh nghiệp đưa xe về và chờ buổi tiếp doanh nghiệp vào chiều mai.", ông Viện nhấn mạnh.

Ông Lê Văn Thu, đại diện nhà xe chạy tuyến Thái Bình - Hà Nội cho hay, có khoảng hơn 100 xe khách không phục vụ hành khách, phản đối việc phân luồng tuyến.

doan xe tu choi khach giam doc so yeu cau doanh nghiep dua xe ve
Một số doanh nghiệp cho biết, chi phí xăng dầu, cầu đường rất lớn nhưng rất ít khách khiến tình trạng thua lỗ kéo dài (Ảnh Công Phương)

“Hiện nay một ngày chúng tôi mất khoảng hai triệu đồng chi phí xăng dầu, cầu đường (gồm 2 lượt đi và về) nhưng chỉ có khoảng 15 khách. Như vậy, hiện nay chúng tôi đang phải bù lỗ rất lớn. Chúng tôi sẽ không phục vụ hành khách cho đến khi nào Sở GTVT có giải pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Thu nói.

Đồng quan điểm với ông Thu, nhiều doanh nghiệp cho rằng Sở không nắm được tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp và những khó khăn trong việc điều chuyển luồng tuyến.

Trước đó, ngày 2/1, Hà Nội đã tiến hành điều chuyển luồng tuyến xe khách ở bến Nước Ngầm, Giáp Bát và Mỹ Đình. Đáng chú ý là cuối tháng 12/2016, nhiều xe khách đã đình công để phản đối điều chuyển luồng tuyến.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.