Hà Nội tập trung hoàn thành hai đề án xây dựng 5 huyện thành quận, cải tạo chung cư cũ

Đến năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đối với 5 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng.

Sáng 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã quán triệt nội dung 2 Chương trình công tác số 03 và 08.

Cụ thể, thành phố sẽ ưu tiên phát triển đô thị xanh, bền vững, thông minh, hiện đại; đầu tư mở rộng khu vực đô thị, xây dựng hạ tầng khung, hạ tầng xã hội tại 5 huyện thành quận và đô thị vệ tinh; hình thành các công trình, khu vực điểm nhấn đô thị mang tính biểu tượng, tạo lập không gian kiến trúc, cảnh quan đặc sắc của Thủ đô.

Nêu rõ về 19 chỉ tiêu của Chương trình 03, Chủ tịch HĐND Thành phố cho biết, đến năm 2025, hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đối với 05 huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng. 

Ngoài ra, Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố; triển khai cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm cấp D; triển khai cải tạo, xây dựng lại 2 - 3 khu chung cư cũ và chuẩn bị triển khai các khu còn lại. 

Đồng thời chỉnh trang 20 nhà biệt thự và 10 công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954. Trồng mới 500.000 cây xanh đô thị (trong tổng số 3,5 triệu cây xanh trồng mới toàn Thành phố).

Thành phố cũng sẽ cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có; đầu tư xây dựng mới 05 công viên, vườn hoa và nâng tỷ lệ đô thị hóa lên 60 - 62%. Triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh. Nâng tổng công suất khai thác của các nhà máy nước đạt 1,8 - 2 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%...

Phân tích kỹ về chỉ tiêu cải tạo chung cư cũ, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954. 

Trong những năm qua, thành phố đã 2 lần kiểm tra, đánh giá sơ bộ hiện trạng các khu chung cư cũ và tới đây sẽ bố trí, sử dụng ngân sách Thành phố để triển khai công tác kiểm định, đánh giá chất lượng các chung cư cũ trên địa bàn.

Phát biểu trong hội nghị, Chủ tịch HĐND Thành phố cũng nhấn mạnh, để hoàn thành được chỉ tiêu này, cần tập trung 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Về nguồn vốn, về quy hoạch, về GPMB, về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Trong đó, thành lập Ban Chỉ đạo của Thành phố để xây dựng, triển khai chương trình (kế hoạch) cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Về Chương trình số 03 "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025", Hà Nội đã có 7 kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, như: Tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2% diện mạo Thủ đô nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại hơn;

Chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đã hoàn thành trước 2 năm và đã trồng thêm 600 nghìn cây xanh; đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng từ 95-98%; Đã huy động nguồn lực xã hội đầu tư cấp nước sạch cho người dân khu vực ven đô, nông thôn, tổng công suất nguồn từ các nhà máy nước tập trung đạt khoảng 1,52 triệu m3/ngày/đêm.

Đến cuối năm 2020 tỷ lệ phủ mạng cấp nước khu vực nông thôn đạt 78% tăng hơn; Trật tự, kỷ cương xây dựng từng bước được lập lại, số công trình vi phạm giảm mạnh từ 13,5% (năm 2016) xuống còn 2,13% (năm 2020)...

Trong hội nghị, Chủ tịch HĐND Thành phố cũng nêu rõ về 8 hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, đồng thời tập trung quán triệt về các quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình số 03.

Cụ thể, tập trung phát triển mạnh mẽ kinh tế đô thị, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao gắn với bảo vệ môi trường; chú trọng các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, phát triển thêm các tuyến phố đi bộ,…


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.