Hai bệnh nhân tử vong ở Bệnh viện Trí Đức: Lô thuốc trước đó vẫn sử dụng bình thường

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin, lô thuốc gây mê đã sử dụng cho hai bệnh nhân tử vong ở Bệnh viện Trí Đức trước đó đã sử dụng cho các bệnh nhân khác vẫn bình thường.

Liên quan đến vụ việc hai bệnh nhân Hoàng Văn Trấn (SN 1982) và Quách Thị Mai Phương (SN 1979) tử vong vào sáng 25/12 tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức, trưa 26/12, trao đổi với PV, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, bước đầu chẩn đoán nghi là sốc phản vệ còn nguyên nhân chính xác phụ thuộc vào kết quả khám nghiệm pháp y với hai bệnh nhân này.

hai benh nhan tu vong o benh vien tri duc lo thuoc truoc do van su dung binh thuong
Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã đình chỉ hai kíp mổ ngày 25/12 và toàn bộ hoạt động phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức của Bệnh viện Đa khoa Trí Đức. (Ảnh Công Phương)

Bà Hà thông tin, lô thuốc gây mê đã sử dụng cho hai bệnh nhân trên trước đó đã sử dụng cho các bệnh nhân khác vẫn bình thường. Thuốc đã dùng cho hai bệnh nhân gần giống nhau, chỉ phụ thuộc vào cân nặng mà điều chỉnh liều lượng khác nhau. Các thuốc này thường được sử dụng ở các cơ sở y tế, đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế. Thuốc có hóa đơn chứng từ mua bán đầy đủ. Tại buổi kiểm tra cho thấy, các bác sĩ thực hiện đúng quy trình và hồ sơ đã được niêm phong. Thuốc được bảo quản đúng quy trình, đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm của thuốc.

Về hai nhân viên trong 2 kíp mổ không nằm trong danh sách báo cáo Sở Y tế từ năm 2015, bà Hà cho biết: "Hai nhân viên y tế trên là chị Bùi Thị Kim Oanh (SN 1992), có bằng điều dưỡng viên, có chứng chỉ hành nghề là kỹ thuật viên dụng cụ mổ. Chị Phạm Thị Hương (SN 1991) có bằng điều dưỡng viên, có giấy chứng nhận điều dưỡng gây mê. Hai nhân viên y tế này không trực tiếp thực hiện kỹ thuật chuyên môn cho hai bệnh nhân trên. Hai cán bộ này được Bệnh viện xuất trình hợp đồng thử việc tại bệnh viện".

Khi phóng viên hỏi, với chỉ định cắt amidan, người bác sĩ lựa chọn phương án gây mê có hợp lý không, bà Hà cho hay, các bác sĩ đã chỉ định đúng. Giải thích về chỉ định sử dụng, bà Hà nói, các bác sĩ với tay nghề cao sẽ cân nhắc kỹ cần sử dụng phương pháp nào cho các bệnh nhân khác nhau.

Bà Hà thông tin, hai bác sĩ trực tiếp gây mê cho hai bệnh nhân trên là bác sĩ Chu Đức Khánh và Đỗ Thị Liên. Ngay sau khi xảy ra sự việc, cơ quan công an đã làm việc với hai bác sĩ này.

hai benh nhan tu vong o benh vien tri duc lo thuoc truoc do van su dung binh thuong
Người nhà bệnh nhân Trấn bất ngờ trước sự ra đi của anh (Ảnh: Đình Tuệ)

Hiện tại Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với lực lượng chức năng niêm phong phòng mổ, số thuốc đã dùng cho hai bệnh nhân, số thuốc còn lại để phục vụ công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra, xác định nguyên nhân. Toàn bộ hồ sơ vụ việc được giao cho cảnh sát điều tra công an quận Hai Bà Trưng xem xét giải quyết theo đúng quy định hiện hành.

Hiện tại, sau 4 tuần nữa mới có kết quả pháp y (tìm độc chất) nên mới có kết luận nguyên nhân vụ việc.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau khi được khám và điều trị, hai bệnh nhân được thực hiện bằng phương pháp tiền mê cách nhau 20 phút. Sau khi thực hiện tiền mê, cả hai bệnh nhân có biểu hiện tím tái, khó thở, lơ mơ, giãn đồng tử, tim ngừng đập.

Ngay sau khi bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ, Bệnh viện Đa khoa Trí Đức đã cấp cứu và chuyển bệnh nhân vào khoa A9 (BV Bạch Mai) để cấp cứu tích cực. Sau 2 tiếng cấp cứu, cả 2 bệnh nhân đều tử vong.

Sở Y tế đã đình chỉ hai kíp mổ ngày 25/12 và toàn bộ hoạt động phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức của Bệnh viện Đa khoa Trí Đức.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.