Hai doanh nghiệp dịch vụ mặt đất Vietjet muốn thôi dùng đang ra sao?

Vietjet Air đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ của HGS và SAGS để được tự lo khâu phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cam Ranh từ năm 2020.

Nhằm tăng tính chủ động, không bị phụ thuộc, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, Vietjet Air đang đề xuất tự lo khâu phục vụ mặt đất tại hai sân bay quốc tế là Nội Bài (Hà Nội) và Cam Ranh (Nha Trang) từ năm 2020.

Nếu được cơ quan chức năng chấp thuận, đề nghị này sẽ là thách thức lớn với Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) và Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), hai doanh nghiệp mà Vietjet Air đang là khách hàng lớn.

Các "con cưng" của ACV

HGS là công ty con được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thành lập năm 2007, chuyên cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay đang được doanh nghiệp này độc quyền khai thác.

Chỉ sau vài năm thành lập HGS, ACV đã dần thoái vốn tại doanh nghiệp này và chỉ nắm 20% cổ phần tại HGS. Tuy nhiên ảnh hưởng của ACV lên HGS vẫn không hề nhỏ. Hiện các cổ đông chi phối của HGS đều có liên quan đến đến lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc có quan hệ mật thiết với ACV.

Hai doanh nghiệp dịch vụ mặt đất Vietjet muốn thôi dùng đang ra sao? - Ảnh 1.

Vietjet Air đề nghị được tự lo khâu phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cam Ranh từ năm 2020. (Ảnh: HGS).

Tới đầu năm 2018, HGS cung cấp và nắm khoảng 30% thị phần dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, với khoảng 350-400 tỉ đồng doanh thu mỗi năm.

Nhờ lợi thế từ việc nằm trong hệ sinh thái độc quyền của ACV tại sân bay Nội Bài, HGS đang nắm trong tay các hợp đồng cung cấp dịch vụ với các hãng bay hàng đầu thế giới như Emirates, Turkish Airlines, Malindo Airlines, Hainam Airlines…

Ngay từ khi mới cất cánh, Vietjet Air đã là khách hàng của HGS. Theo báo cáo của doanh nghiệp lên Cục Hàng không, trong 6 tháng đầu năm, các chuyến bay của Vietjet Air chiếm 62,3% tổng sản lượng phục vụ và 28% tổng doanh thu của HGS.

Doanh nghiệp này cho rằng nếu Vietjet Air ngừng sử dụng dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sụt giảm nghiêm trọng cũng như sẽ buộc phải cắt giảm khoảng 400-450 nhân viên chuyên phục vụ cho Vietjet Air, chiếm 48% lượng lao động của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp khác cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự là SAGS. Doanh nghiệp hiện cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, nơi Vietjet Air đề xuất tự lo dịch vụ mặt đất từ năm 2020.

SAGS hiện cung cấp dịch vụ mặt đất tại 3 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Đà Nẵng và Cam Ranh. ACV là cổ đông sáng lập và hiện nắm 48,01% cổ phần tại SAGS.

Bốn năm gần nhất, SAGS ở thời kì kinh doanh "nở hoa" khi doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng. Doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng từ mức 599 tỉ đồng vào năm 2015 lên mức 1.276 tỉ đồng vào năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế của SAGS cũng tăng liên tiếp 4 năm liền từ mức 86,6 tỉ đồng năm 2015 lên 292,9 tỉ đồng vào năm 2018. Sáu tháng đầu năm 2019, lãnh đạo SAGS cho biết các chuyến bay của Vietjet Air chiếm 70% sản lượng và 37% doanh thu phục vụ mặt đất của công ty tại sân bay Cam Ranh.

Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp, hiện có 240 nhân viên trong tổng số hơn 400 nhân sự phục vụ cho Vietjet Air tại Cam Ranh, chiếm khoảng 60% nguồn nhân lực của SAGS tại sân bay này...

Nếu Vietjet Air ngừng sử dụng dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến giảm đáng kể. Hãng cũng sẽ phải thực hiện cắt giảm mạnh nhân sự tại Cam Ranh.

Từng dính nhiều lùm xùm

Hiện cả HGS và SAGS đều tập trung phục vụ Vietjet Air, Bamboo Airways và các hãng bay nước ngoài bởi Vietnam Airlines và Jetstar Pacific sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS), đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Đầu tháng 7/2017, Vietjet Air từng rơi vào thế khó vì HGS khi số lượng lớn nhân viên của HGS tại các sảnh A và sảnh E sân bay Nội Bài báo ốm đột xuất khiến việc thực hiện thủ tục check in cho hành khách của hãng bị đình trệ.

Đại diện đường dây nóng HGS khi đó khẳng định với Zing.vn  không hề có sự việc đình công số lượng lớn tại khu vực check-in sân bay Nội Bài như trên mạng xã hội chia sẻ. Sự việc đã khiến khiến 11 chuyến bay của Vietjet Air ngày 4/7 bị chậm giờ cất cánh.

Hai doanh nghiệp dịch vụ mặt đất Vietjet muốn thôi dùng đang ra sao? - Ảnh 2.

Tới tháng 9/2017, một nhân viên lái xe đầu kéo của HGS khi điều khiển xe đầu kéo, kéo theo 3 dolly thùng có chở hàng ra phục vụ chuyến bay đã đâm phải nhân viên vệ sinh của Trung tâm khai thác khu bay đang thu nhặt rác trên đường công vụ khiến người này tử vong.

Một vụ việc khác liên quan đến cả HGS và Vietjet Air là vào năm 2015, nhân viên mặt đất của HGS khi làm thủ tục cho hành khách của Vietjet Air đã xảy ra cãi vã. Nữ hành khách đã miệt thị, ném hộ chiếu vào mặt nhân viên của HGS khiến nhân viên này ném trả hộ chiếu vào hành khách.

Ngoài ra, nhân viên bốc xếp hành lí của HGS đã nhiều lần bị phát hiện móc trộm, ăn cắp tài sản từ hành lí kí gửi của khách bay tại sân bay Nội Bài.

Với SAGS, vụ việc gần nhất của doanh nghiệp xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất khi nhân viên của doanh nghiệp đã điều khiển xe trong khu bay Tân Sơn Nhất và chạy cắt ngang đầu máy bay A321 VNA339 đang lăn trên đường lăn khiến tàu bay phải dừng, chờ xe đi qua.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.