Hàng hóa Việt Nam sẽ chịu mức độ cạnh tranh tăng dần ở các thị trường CPTPP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giảm thuế trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng không tạo thêm nhiều lợi ích cho xuất khẩu trừ khi đi kèm với các cải thiện khác về phi thuế quan và cải thiện năng lực canh tranh từ chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.
 

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo sơ bộ đánh giá định lượng về lợi ích và cơ hội của CPTPP đối với Việt Nam.

Theo báo cáo, về thương mại, thông tin từ UNCOMTRADE cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP là khoảng 29 tỉ USD (năm 2015).

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tập trung vào các nhóm hàng nông sản (11%), sản phẩm chế tạo (27%), máy móc và thiết bị (33%).

Theo Bộ, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào một số thị trường trong CPTPP như: Nhật Bản (48,6%), Malaysia (12,3%) và Singapore (11,2%), và Úc (10%).Trong đó Nhật Bản chiếm tỉ trọng lớn trong hầu hết các nhóm hàng xuất từ Việt Nam.

hang hoa viet nam se chiu muc do canh tranh tang dan o cac thi truong cptpp
11 nước thàng viên trong CPTPP. (Ảnh: WB).

Tương tự xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Nhật (50,4%), Singapore (21,4%) và Úc (7,19%). Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ CPTPP là máy móc và thiết bị vận tải (42,2%), hàng chế biến, chế tạo (18,1%), hóa chất và sản phẩm hóa chất (10,1%).

Theo báo cáo, cơ cấu xuất nhập khẩu cho thấy thực tế Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác được 4/10 thị trường trong TPP. Đây cũng là những nước mà Việt Nam đã có các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Cụ thể, Việt Nam có hai hiệp định tự do thương mại với Nhật đó là, Hiệp định đối tác kinh tế - VJEPA và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- AJCEP. Với Úc, Malaysia, Singapore Việt Nam đều có hiệp định FTA trong khuôn khổ của ASEAN.

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ cũng cho thấy, các thị trường Châu Mỹ hầu như chưa được Việt Nam khai thác.

Theo thống kê, Việt Nam hiện xuất khẩu sang các thị trường Châu Mỹ khoảng 4,8 tỉ USD, chiếm 16,6% trong kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP và 2,98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nhập khẩu từ các thị trường Châu Mỹ khoảng 1,2 tỉ USD, chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ CPTPP và 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, lí do Việt Nam hạn chế tiếp cận với các thị trường này do khoảng cách địa lí, mức độ tương đồng trong xuất khẩu, cụ thể liên quan đến mức độ cạnh tranh trực tiếp giữa Việt Nam với các nước.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phân tích về một số chỉ số thương mại cho thấy Việt Nam cần phải có những thay đổi nhanh về tiếp cận những thị trường trong CPTPP.

Bộ dẫn chứng, chỉ số lợi thế cạnh tranh (RCA) của hàng Việt Nam với các nước CPTPP nhìn chung đang giảm nhanh, điểm số từ 1,48 năm 2006 xuống còn 1,1 năm 2016 (một số ngành có RCA cao hơn mức này và có xu hướng tăng như dệt may, thủy sản).

Đáng chú ý là chỉ số này chỉ tăng với hai thị trường là Nhật Bản và Singapore và giảm ở tất cả các thị trường còn lại.

Quan trọng hơn, từ 2013 đến nay, chỉ số bổ sung thương mại cho biết hàng hóa xuất khẩu của hai nước có tính bổ sung nhau hay không giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP đều giảm.

Cụ thể chỉ số này giảm từ 53 điểm xuống còn 50,7 điểm. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, hàng hóa Việt Nam sẽ chịu mức độ cạnh tranh tăng dần ở các thị trường CPTPP.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá, việc cắt giảm thuế quan nếu như thực hiện CPTPP có ý nghĩa quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam, tăng khả năng xâm nhập và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Bộ cũng đặc biệt lưu ý về mức thuế MFN trung bình với hàng Việt Nam tại các thị trường CPTPP đều khá thấp. Cụ tể, Canada 2,9%; Peru 2,7%; Chile 6%, Mexico 85.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc giảm thuế trong CPTPP cũng không tạo thêm nhiều lợi ích cho xuất khẩu trừ khi đi kèm với các cải thiện khác về phi thuế quan và cải thiện năng lực canh tranh từ chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), được ký kết vào ngày 8/3.

CPTPP bao gồm 11 nước. Tính theo quy mô GDP, lớn nhất là các nước Nhật Bản, Canada, Australia và Mexico. Việt Nam nằm trong nhóm có quy mô nhỏ tương đương với Chile, Peru. Hai nước có quy mô nhỏ nhất là New Zealand và Brunei. Tính theo thu nhập và trình độ phát triển, Việt Nam xếp hạng cuối cùng.

Trong CPTPP, Việt Nam hiện đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Nhật Bản, Chile, và trong khuôn khổ đa phương của ASEAN với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei. Ngoại trừ các nước bên kia Thái Bình Dương, 9 nước còn lại đang trong quá trình đàm phán cho Hiệp định hợp tác toàn diện khu vực (RCEP). Trao đổi thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước CPTPP chủ yếu tập trung vào Singapore, Nhật Bản và Malaysia.

hang hoa viet nam se chiu muc do canh tranh tang dan o cac thi truong cptpp Gia nhập CPTPP thị trường xuất nhập khẩu sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội ...

hang hoa viet nam se chiu muc do canh tranh tang dan o cac thi truong cptpp Hôm nay, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét thông qua TPP-11

Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc thông qua TPP-11. Trước đó, 6 nước đã phê ...

hang hoa viet nam se chiu muc do canh tranh tang dan o cac thi truong cptpp Bộ Công thương sẽ trình Quốc hội thông qua CPTPP vào kỳ họp cuối năm nay

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được Bộ ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.