Gia nhập CPTPP, mỗi năm có 1.650 chiếc ô tô cũ được miễn thuế nhập vào Việt Nam

Theo cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực chính của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cụ thể là mức độ mở cửa thị trường Việt Nam dành cho các nước, đối với ô tô đã qua sử dụng, ta áp dụng hạn ngạch thuế quan chỉ cho phép nhập khẩu miễn thuế một số lượng 150 chiếc/năm.
 

Chỉ nhập khẩu miễn thuế ô tô qua sử dụng 150 chiếc/năm

Theo thuyết minh Hiệp định CPTPP, nguyên tắc chung của TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương; sau khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP thì 11 nước còn lại đổi tên thành Hiệp định CPTPP) là đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với tất cả các dòng thuế.

Bên cạnh đó, với một số ít dòng thuế nhạy cảm nhất, có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc hình thức giảm thuế đáng kể, với điều kiện là phải được cả 11 nước còn lại chấp nhận.

gia nhap cptpp moi nam co 1650 chiec o to cu duoc mien thue nhap vao viet nam
Khi CPTPP có hiệu lực, ô tô đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu miễn thuế 150 chiếc về Việt Nam. (Ảnh: Dân trí).

Theo đó, các nước đã chấp nhận mức độ mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam như sau:

Về mức độ mở cửa chung, ta cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 - 10 năm. Đối với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, ta yêu cầu lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ). Ví dụ, ô tô con dưới 3.000 phân khối, thịt gà, sắt thép có lộ trình 10 năm hoặc trên 10 năm; thịt lợn có lộ trình từ 7 - 9 năm.

Với ô tô đã qua sử dụng, ta áp dụng hạn ngạch thuế quan, chỉ cho phép nhập khẩu miễn thuế một số lượng nhỏ là 150 chiếc/năm. Đồng thời, cơ chế phân bổ hạn ngạch sẽ được thiết kế chặt chẽ để quản lí.

Cũng theo thuyết minh về Hiệp định CPTPP, mức độ cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của ta là thấp hơn nhiều so với mức các nước cam kết mở cửa cho ta.

Với rượu, bia và thuốc lá, ta đồng ý đưa thuế về 0% sau lộ trình dài 7 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Với các mặt hàng này, ta có thể đưa ra các điều chỉnh cần thiết về thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng (TPP cho phép ta toàn quyền áp dụng thuế trong nước miễn là không phân biệt đối xử giữa hàng nội và hàng ngoại). Riêng lá thuốc lá có lộ trình cắt giảm thuế là 20 năm.

Cam kết xóa bỏ thuế khi CPTPP có hiệu lực lên tới 95%

Thuyết minh hiệp định cũng đưa ra mức độ mở cửa thị trường các nước dành cho Việt Nam.

Theo đó, ngoài các nước mà Việt Nam đã có quan hệ FTA và có mức độ mở cửa thị trường gần như hoàn toàn như Sigapore, Brunây, Malaysia, Áutralia và New Zealand, ta đã đạt được cam kết mở cửa thị trường hàng hóa với các nước còn lại như sau:

Canada cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 94% số dòng thuế và sau 05 năm đối với 97% số dòng thuế. Một số ít mặt hàng có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 9 - 10 năm. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta sẽ được hưởng thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau ba năm như nông thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su v.v.

Nhật Bản cũng cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế, sau 05 năm là gần 90% số dòng thuế.

Với Peru, quốc gia này cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (khoảng 15,6 triệu USD) và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Đặc biệt, Mehico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (khoảng 282 triệu USD) và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% tổng số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Chi-lê cũng cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (khoảng 76 triệu USD) và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% tổng số dòng thuế vào năm thứ 8 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Sáng nay (2/11), Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc thông qua TPP-11. Trước đó, 6 nước đã phê chuẩn, khởi động 60 ngày đếm ngược để hiệp định có hiệu lực.

Theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 2/11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn gọi là TPP-11, cùng các văn kiện liên quan.

Ngay sau đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng cũng trình bày báo cáo thuyết minh về hiệp định này. Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn TPP-11 do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày trước Quốc hội. Quốc hội sẽ dành thời gian để các đại biểu thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định này.

Đến ngày 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về thông qua CPTPP.

gia nhap cptpp moi nam co 1650 chiec o to cu duoc mien thue nhap vao viet nam Hàng hóa Việt Nam sẽ chịu mức độ cạnh tranh tăng dần ở các thị trường CPTPP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giảm thuế trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái ...

gia nhap cptpp moi nam co 1650 chiec o to cu duoc mien thue nhap vao viet nam Gia nhập CPTPP thị trường xuất nhập khẩu sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội ...

gia nhap cptpp moi nam co 1650 chiec o to cu duoc mien thue nhap vao viet nam Bộ Công thương sẽ trình Quốc hội thông qua CPTPP vào kỳ họp cuối năm nay

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được Bộ ...

chọn
Taseco Land hướng đến quỹ đất 1.000 ha, sẽ khởi công 6 dự án trong 2025
Năm 2024, Taseco Land đã gom thêm hơn 94 ha đất tại Quảng Bình và Hà Nội, nâng tổng số quỹ đất lên 648 ha. Bước sang 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển thêm ít nhất 4 dự án với tổng quỹ đất 300 ha.