Gia nhập CPTPP thị trường xuất nhập khẩu sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn (hiện đang dựa quá nhiều vào các thị trường tại Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Đây là yếu tố then chốt giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Sáng nay 2/11, Quốc hội sẽ thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Khi thực thi những cam kết hội nhập của Hiệp định này, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi, nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam được cải thiện.

Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017 về đánh giá định lượng các lợi ích và cơ hội của Hiệp định CPTPP đối với Việt Nam, CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32% đến năm 2035.

Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (GDP tăng thêm 2,01%).

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hiệp định CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030 trong bối cảnh các điều kiện kinh tế căn bản được giữ nguyên. Với giả định có sự tăng trưởng về năng suất, mức tăng GDP của Việt Nam khi có Hiệp định CPTPP có thể đạt 3,5%.

Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Australia cam kết cắt giảm 93% tổng số dòng thuế nhập khẩu, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, khoảng 2,9 tỉ USD); Canada cam kết cắt giảm 94,9% tổng số dòng thuế nhập khẩu, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, khoảng 0,88 tỉ USD; Nhật Bản cam kết xóa bỏ 86% tổng số dòng thuế nhập khẩu, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, khoảng 10,5 tỉ USD....

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo báo cáo nói trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

gia nhap cptpp thi truong xuat nhap khau se khong con phu thuoc vao trung quoc han quoc va asean
Gia nhập CPTPP, Việt Nam có nhiều lợi ích về kinh tế.

Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn (hiện đang dựa quá nhiều vào các thị trường tại Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Đây là yếu tố then chốt giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Theo nghiên cứu nói trên của Ngân hàng Thế giới, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, như vậy nếu tham gia CPTPP sẽ giúp chúng ta mở ra chuỗi cung ứng mới. Ngoài ra việc cải thiện môi trường đầu tư giúp thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ có những tiến triển mới.

Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.

CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP giúp các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ.

gia nhap cptpp thi truong xuat nhap khau se khong con phu thuoc vao trung quoc han quoc va asean Hôm nay, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét thông qua TPP-11

Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình trước Quốc hội về việc thông qua TPP-11. Trước đó, 6 nước đã phê ...

gia nhap cptpp thi truong xuat nhap khau se khong con phu thuoc vao trung quoc han quoc va asean Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV có gì nổi bật?

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ bầu tân Chủ tịch nước, lấy phiếu tín nhiệm và biểu quyết thông qua nhiều dự án ...

gia nhap cptpp thi truong xuat nhap khau se khong con phu thuoc vao trung quoc han quoc va asean Bộ Công thương sẽ trình Quốc hội thông qua CPTPP vào kỳ họp cuối năm nay

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được Bộ ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.