Hàng trăm căn biệt thự cổ đang ‘bốc hơi’ tại Sài Gòn

Sài Gòn từng có hơn 1.000 căn biệt thự cổ nhưng đến nay đã bị “bốc hơi” mất gần một nửa, những căn biệt thự cổ còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.
hang tram can biet thu co dang boc hoi tai sai gon
Một căn biệt thư bị bỏ hoang tại Sài Gòn.

Theo thống kê của của Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch kiến trúc TP HCM), thành phố có khoảng 1.300 căn biệt thự cổ được xây dựng trước năm 1975. Tuy nhiên theo khảo sát gần đây có đến gần một nửa trong số ấy đã “biến mất”.

Những căn biệt thự cổ tập trung nhiều nhất ở quận 1 và quận 3, trên các đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai,...nằm trên các con đường trung tâm của thành phố nên giá trị của những căn biệt thự này rất cao.

Trong những ngày gần đây người dân Sài Gòn xôn xao về việc căn biệt thự nằm trên ba mặt tiền đường Nguyễn Thị Diệu, Võ Văn Tần và Bà Huyện Thanh Quan (quận 3), có diện tích ước tới hơn 2.000 m2 mới được Công ty cổ phần Minerva (trụ sở TP HCM) mua lại từ chủ cũ với giá 35 triệu đôla (hơn 700 tỉ đồng).

Theo một số người dân buôn bán quanh khu vực này thì căn biệt thự sẽ được chủ mới tháo dỡ để xây trung tâm thương mại. Ghi nhận của PV Việt Nam Mới cho thấy, hiện tại căn biệt thự vẫn đang bị bỏ trống, cửa phụ đều được khóa bằng dây xích chắc chắn và luôn có khoảng 4, 5 bảo vệ thay phiên túc trực bên trong.

Một số căn biệt thự khác như số 205 đường Calmette, số 14 Tôn Thất Đạm, số 9 Thái Văn Lung, 270 Võ Thị Sáu đều đã xuống cấp và không còn sử dụng. Căn biệt thự số 138 Châu Văn Liêm (quận 10) hiện cũng đang được chủ cho thuê làm bãi đỗ xe.

Theo chủ nhân của căn biệt thự này, do đã xuống cấp trầm trọng, xin giấy phép sửa chữa nhiều lần nhưng rắc rối do phải thông qua nhiều ban ngành khác nhau nên gia đình đành phải cho thuê và dời về sống ở quận 8.

Bên cạnh những căn biệt thự bỏ không thì một số khác vẫn được tận dụng để ở và kinh doanh như căn biệt thự nổi tiếng của cố đại gia Nguyễn Văn H. nằm trên bốn mặt tiền đường Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm, biệt thự này tồn tại khoảng 100 năm tuổi nên đã xuống cấp khá nhiều.

Theo quan sát của PV, xung quanh ba mặt tiền chính đều được các hộ thuê để kinh doanh, tầng hai dù đã xuống cấp, thang gác xập xệ nhưng vẫn được chủ nhà tận dụng để ở và sinh hoạt.

Hồi tháng 6 vừa qua người dân trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) không khỏi ngỡ ngàng khi căn biệt thự số 237 bị chủ cũ lén lút tháo dỡ. Ngay khi bị phát hiện UBND quận Bình Thạnh đã ra quyết định ngừng tháo dỡ. Sau đó Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố đã có yêu cầu chủ cũ phục hồi lại căn biệt thự này nhưng theo một số chuyên gia về kiến trúc, việc phục hồi nguyên trạng ban đầu là rất khó khăn bởi các nguyên vật liệu khó tìm.

Cho tới nay căn biệt thự vẫn nằm phơi sương phơi nắng, phần mái tháo dỡ hoàn toàn, xung quanh cỏ mọc um tùm, các bức tường, cột bị đập bể nham nhở.

hang tram can biet thu co dang boc hoi tai sai gon
Nhiều căn biệt thự cổ tại Sài Gòn đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".

Câu chuyện biệt thự cổ “bốc hơi” ngày càng nhanh đang đặt các cơ quan quản lý vào thế bị động. Việc chậm đưa ra các tiêu chí phân loại khiến việc quy hoạch và bảo tồn trở nên khó khăn hơn, các chủ biệt thự cũ bị xuống cấp khi xin giấy phép để tu bổ, sửa chữa cũng gặp nhiều rất rắc rối.

Nhiều người trong số đó đã chọn giải pháp bỏ hoang, chuyển đi nơi khác sinh sống hoặc bán lại cho các công ty bất động sản.

Theo một chuyên gia chuyên nghiên cứu về các công trình cổ tại TP HCM, mỗi tòa nhà, biệt thự cổ đều có những tầm quan trọng khác nhau, chúng nhắc nhở về những sự kiện đã tạo nên lịch sử. Bảo tồn những di sản đã được xây lên có nghĩa là trao lại lịch sử của mình cho thế hệ tương lai, để con cháu có thể hiểu và học hỏi từ đó, khiến những người sống có cảm nhận về nơi ở, cảm giác về bản thân và tự hào về những gì đã có.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.