Hành vi lấn chiếm đất bị phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng

Dân trí Các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị phạt từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng theo Nghị định số 91/2019.

Cụ thể, theo Nghị định 91/2019 có liệu lực từ ngày 5/1/2020, nếu bất cứ cá nhân, tổ chức… chiếm đất nông nghiệp, đất rừng đặc dụng ở khu vực nông thôn từ 1 héc ta trở lên sẽ bị phát số tiền 200 – 500 triệu đồng.

Số tiền xử phạt tăng mạnh so với với quy định cũ chỉ từ 1 – 3 triệu đồng và không nêu cụ thể mức độ lấn chiếm.

Đối với trường hợp lấn chiếm đất dưới 0,05 héc ta đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt số tiền 2- 3 triệu đồng; phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với việc lấn, chiếm đất nông thôn từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 5-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 30-70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Hành vi lấn chiếm đất bị phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng - Ảnh 1.

Việc lấn chiếm đất của cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng.

Người lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền 10 - 20 triệu đồng; nếu diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta, tiền phạt từ 20 - 40 triệu đồng... Mức phạt tăng thành 100 - 200 triệu đồng nếu diện tích đất từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; từ 200 - 500 triệu đồng nếu diện tích từ một héc ta trở lên.

Với trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị, mức xử phạt cao gấp hai lần mức xử phạt với loại đất tương ứng ở khu vực nông thôn nhưng không quá 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỉ đồng với tổ chức, quy định hiện hành, mức phạt này 5 - 10 triệu đồng.

Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước…

Lúc này, hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở…

Thời gian qua, hoạt động lấn đất, chiếm đất nông nghiệp và nhiều loại đất khác nhau diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Hậu quả, dẫn đến các tranh chấp kéo dài ảnh hưởng nhiều đến xã hội, an ninh trật tự… Tuy nhiên, mức xử phạt cũ chưa đủ hiệu quả. Với việc tăng mức xử phạt được kỳ vọng sẽ giúp tăng sức răn đe, giảm tranh chấp lấn chiếm đất ở nhiều địa phương.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.