Heo hơi rớt giá: Lưu thông sản phẩm thịt của Việt Nam đang có vấn đề

Theo Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam, TS Nguyễn Quốc Đạt, nếu nhà nước không quản lý được việc lưu thông sản phẩm thịt, người chăn nuôi tiếp tục bị thiệt hại và tình trạng heo hơi rớt giá vẫn sẽ tiếp diễn.
heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de Giải cứu thị trường thịt heo bằng tăng kích cầu, cấp đông và chế biến
heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de Nên cấm hẳn tạm nhập - tái xuất thịt
heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
Người chăn nuôi đang điêu đứng khi giá heo hơi rớt giá sâu. Ảnh K.A

Trước tình trạng heo hơi rớt giá thê thảm trong thời gian qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Quốc Đạt, để hiểu hơn nguyên nhân và nghe ông chia sẻ giải pháp giúp người chăn nuôi sống được và làm giàu với nghề.

- Thưa Tiến sĩ, đâu là lý do khiến giá heo hơi rớt giá hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái và có thể nói đây là đợt rớt giá sâu nhất trong nhiều năm qua?

TS Nguyễn Quốc Đạt: Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất là cung cầu trong nước mất cân đối, cung đang vượt xa cầu. Từ cuối năm 2013 đến tháng 9/2016, giá heo hơi trong nước rất cao, trung bình khoảng 45.000-47.000 đồng/kg. Lợi nhuận nuôi heo thời điểm đó cao và ổn định nhất trong các ngành chăn nuôi nên nhiều người vừa bán đàn heo xong đã tái đàn, tăng số lượng trang trại và đàn heo cả nước lên rất nhiều.

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
TS Nguyễn Quốc Đạt

Điều quan trọng là hiện nay hàng năm Trung Quốc đang thực hiện tạm nhập tái xuất với số lượng hàng triệu tấn thịt và phụ phẩm động vật đông lạnh qua các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam, không loại trừ lượng lớn trong số đó sẽ được giữ lại tiêu thụ trong nước nhằm trốn thuế (thuế nhập khẩu 25%, thuế VAT 10%, …), chiếm mất thị trường tiềm năng của chúng ta và gây thiệt hại nghiêm trọng do cạnh tranh không lành mạnh cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Cái này cần kiểm soát chặt và Việt Nam nên cấm tạm nhập tái xuất mặt hàng thịt và phụ phẩm động vật sang Trung Quốc và lâu dài phải có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ người chăn nuôi trong nước.

Cụ thể đã có hơn 16.000 trang trại chăn nuôi mới được thành lập, nâng tổng đàn heo của cả nước tăng từ 27 triệu con lên 30 triệu con. Đặc biệt, trong thời gian qua nhiều trang trại tăng số lượng heo nái, nâng tổng lượng heo nái cả nước từ 3,7- 3,8 triệu con lên đến 4,2-4,3 triệu con thời điểm cuối 2016, tức là tăng thêm khoảng 500.000 heo nái, như vậy mỗi năm có thể sản xuất thêm gần 10 triệu con heo thịt.

Một lý do khác là, trong 3 năm gần đây, do thời tiết bất lợi và dịch bệnh liên tục, Trung Quốc bị khủng hoảng thiếu thịt heo, năm 2014 và 2015 Trung Quốc nhập từ Việt Nam khoảng một triệu tấn/năm, riêng năm 2016 nhập trên 1,3 triệu tấn. Do Trung Quốc nhập theo đường tiểu ngạch nên không kiểm soát được về số lượng, giá cả, thuế và nhiều thứ khác.

Thịt heo tại thị trường Trung Quốc rất cao nên họ mua vào tại cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam với giá khoảng 50.000-55.000 đồng/kg thịt heo hơi. Trong khi giá thành sản xuất thịt heo tại Việt Nam năm 2014-2015 khoảng 36.000-37.000đ/kg, năm 2016, năng suất đàn heo tăng, dịch bệnh ít cùng giá bán thức ăn cho heo giảm làm giá thành chăn nuôi chỉ còn khoảng 34.000 – 35.000 đồng/kg. Khi bán cho thương lái với giá 45.000-50.000đồng/kg, người chăn nuôi lãi quá lớn nên mang tâm lý chủ quan và tiếp tục tăng đàn.

Cũng trong khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp đã nhập các giống heo mới cao sản từ nước ngoài (Đan Mạch, Bỉ, Mỹ, Đài Loan…), cải tiến chuồng trại, quy trình chăn nuôi, thú y.., làm năng suất chăn nuôi tăng nhanh. Trung bình một heo nái Việt Năm một năm sản xuất 16-17 heo con, tăng lên 18-19 con, một số trại chăn nuôi công nghiệp đạt 22-24 heo con/nái/năm. Cùng số lượng heo nái nhưng sản xuất heo thịt tăng lên rất nhiều, khoảng 8-9 triệu con/năm.

- Vậy Hội Chăn nuôi Việt Nam có dự đoán trước điều này?

Theo số liệu không chính thức, số heo thịt dư thừa hiện đang nằm trong dân khoảng 1,5 -2 triệu con, tương đương hàng trăm ngàn tấn thịt xẻ. Đây là điều chúng tôi đã dự đoán trước.

Bởi ngay từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có bản qui hoạch chăn nuôi cho từng địa phương, nhưng hầu như không nơi nào làm theo. Số lượng đàn heo của tỉnh nào cũng tăng lên hết, trong khi nhu cầu tiêu dùng thực tế không đến mức đó.

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
Với các giống heo mới đã làm đàn heo cả nước tăng nhanh dù số lượng heo nái không đổi. Ảnh K.A

- Vậy cách nào để giá heo luôn được ổn định?

Phải quy hoạch và kiểm soát được qui mô chăn nuôi, số lượng cung cầu phải nắm bắt được chính xác. Vấn đề này thuộc về cấp quản lý vì ngay trong giới khoa học của chúng tôi đã không hẳn tin tưởng vào số liệu của Tổng cục Thống kê. Nhiều lần Hội Chăn nuôi Việt Nam đã kiến nghị xem lại năng xuất, cũng như tổng sản lượng thịt sản xuất trên cả nước bởi con số Tổng cục Thống kê đưa ra luôn thấp hơn nhiều so với thực tế.

Với những con số không chính xác sẽ làm cơ quan quản lý, cơ quan chức năng, người nghiên cứu không năm bắt được số lượng thực để quy hoạch, cơ cấu lại ngành chăn nuôi.

Mặc khác, chúng ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá nhiều, trong khi mỗi năm họ chỉ tập trung mua khoảng một, hai đợt và thường trong giai đoạn khủng hoảng thị trường nội địa. Sau giai đoạn này, thương lái Trung Quốc thường ngừng thu mua đột ngột và người chăn nuôi gánh chịu hậu quả, lỗ nặng do giá giảm. Nhìn tổng thể điều đó gây bất lợi, thịt heo không được bán chính ngạch sang Trung Quốc nên gây nhiều bất ổn, mà thiệt hại trực tiếp là người chăn nuôi Việt Nam.

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
Việc chăn nuôi nhỏ lẻ dễ xuất hiện các ổ dịch và đội giá do phải qua nhiều khâu trung gian. Ảnh K.A

- Trước thực trạng giá heo trong nước rớt thê thảm, nhiều người cho rằng nên cấm nhập khẩu thịt heo. Ông nghĩ sao về phương án đó?

Nếu cấm nhập khẩu, đầu tiên là chúng ta đã vi phạm Luật Thương mại quốc tế và các Hiệp định Thương mại tự do đã ký với các nước, và nếu Việt Nam cấm nhập khẩu thịt heo nhiều nước khác có thể quay sang trả đũa thương mại cấm Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác. Như vậy người thiệt vẫn là chúng ta.

Thay vì cấm nhập khẩu, chúng ta có thể quy hoạch, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi, giữ ổn định đầu con, đặc biệt là đàn heo nái, cải tiến qui trình chăn nuôi, thú y để nâng cao năng suất, chất lượng thịt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm giá thành chăn nuôi để heo Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc (heo sống và thịt đông lạnh) và các nước Châu Á khác (là thị trường thịt heo đông lạnh nhập khẩu lớn nhất thế giới), như vậy vấn đề dư thừa sẽ được giải quyết căn bản.

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
Xây dựng mô hình chăn nuôi khép kín hoặc chuỗi liên kết sẽ giúp người chăn nuôi giảm bớt rủi ro và thu lợi cao. Ảnh K.A

- Phải chăng ông đang nhắc đến chuỗi liên kết mà một số trang trại với đàn heo hàng ngàn con đang làm?

Hiện nay gần một nửa sản lượng thịt heo được sản xuất trong các nông hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, chúng tôi luôn khuyến cáo người chăn nuôi nên sản xuất theo hình thức liên kết vì giá thành sản xuất thịt heo ở VN hiện nay rất cao, cao hơn ở các nước chăn nuôi tiên tiến trên thế giới khoảng 20 – 25%. Chăn nuôi ở VN hiện nay là cắt khúc, theo từng phân đoạn một. Người sản xuất giống chỉ biết bán giống, chăn nuôi lo bán thịt, người sản xuất thức ăn, thuốc thú y cũng chỉ biết bán thức ăn, thuốc thú y, v.v…

Vì vậy, qua mỗi công đoạn giá thành chăn nuôi lại tăng lên. Do đó, cần phát triển lại theo chuỗi sản xuất, nhiều người liên kết lại với nhau trong hợp tác xã hay tổ hợp tác để chăn nuôi, cùng mua con giống, thức ăn, vắc xin và thuốc thú y… để giảm thiểu tối đa chi phí khâu trung gian.

Như hiện nay, các đơn vị kinh doanh, chế biến ký bao tiêu đầu ra với các đơn vị sản xuất làm người chăn nuôi luôn ổn định đầu ra và lợi nhuận ổn do giá thuốc, vắc xin giảm nhiều phần trăm.

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de Thịt ngoại lại tràn vào Việt Nam

Sau khi thịt bò Úc làm mưa làm gió tại thị trường VN nhờ giá rẻ, các loại thịt từ châu Âu, Nhật Bản và ...

- Vừa qua Chính phủ đã kêu gọi các doanh nghiệp mua heo hơi giá cao hoặc mua trữ đông để hỗ trợ người chăn nuôi. Mới đây, Bộ NN-PTNT cũng vừa có công văn hỏa tốc gửi các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị khẩn trương vào cuộc ổn định tình hình chăn nuôi. Theo ông đây có phải là giải pháp căn cơ?

Trong bối cảnh này, đây là giải pháp cần thiết nhưng chỉ là giải pháp tức thời. Do cung đang dư, buộc phải giảm cung và kích cầu cho mọi người tăng cường tiêu thụ thịt heo so với các sản phẩm chăn nuôi khác. Người chăn nuôi nên chậm tái đàn, giảm nhanh đàn heo nái chất lượng thấp hoặc đã đẻ 3-4 lứa.

Việc kêu gọi các nhà doanh nghiệp thu mua, đảm bảo mức giá tối thiểu trong lúc người chăn nuôi gặp khó khăn là điều nên làm để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi vì họ sẽ bị tổn thương, thiệt hại rất lớn và cần thời gian hồi phục lâu.

Vì một vòng quay tái đàn từ heo nái ra heo thịt cần thời gian dài, khoảng 18-20 tháng (nuôi nái hậu bị 9-10 tháng, mang thai gần 4 tháng, nuôi heo thịt 5-6 tháng). Bên cạnh đó là sau khủng hoàng thừa thường sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu, điều này cũng rất nguy hiểm cho chất lượng đàn heo giống nếu không được dự báo trước (do heo giống không đủ nên tái đàn từ đàn heo thương phẩm).

heo hoi rot gia luu thong san pham thit cua viet nam dang co van de
Sau khủng hoàng thừa thường sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu, điều này cũng rất nguy hiểm cho chất lượng đàn heo giống nếu không được dự báo trước. Ảnh K.A

- Vậy đâu là giải pháp lâu dài mà ông muốn nói đến?

Vấn đề quan trọng nữa là lưu thông sản phẩm thịt của Việt Nam đang có vấn đề. Từ khi giá heo hơi 45.000-50.000kg xuống còn khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, tức là giảm 50%, nhưng giá thịt heo bán trên thị trường lại không giảm nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10%.

Hiện nay, nhà nước không kiểm soát được khâu lưu thông mà phụ thuộc vào thương lái (tư nhân). Do phải đi qua quá nhiều khâu trung gian gây thiệt hại nhiều cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Ngay cả các công ty lớn cũng không hẳn mua heo trực tiếp từ người chăn nuôi mà vẫn phải qua thương lái trung gian.

Do đó, tùy theo thị trường, nhất là khi thị trường biến động giá lên xuống, mà nhóm trung gian có lợi nhuận cao. Như hiện nay, có thể thấy rằng nhóm trung gian đang hưởng một phần lời rất lớn trong khi giá heo hơi rớt mạnh. Nếu nhà nước không quản lý được vấn đề này thì người chăn nuôi còn tiếp tục bị thiệt hại.

Muốn ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển lâu dài, bền vững phải tiến hành mô hình chăn nuôi khép kín về con giống, thức ăn, thuốc thú y và cả đầu ra hoặc bà con chăn nuôi phải liên kết với nhau tạo thành các hợp tác xã, tổ hợp tác như các công ty liên doanh lớn đã làm, để giảm bớt chi phí trung gian.

Bên cạnh đó cần có sự kiểm soát của nhà nước về quy hoạch và sản lượng đàn heo (đầu ra), bởi đây là ngành rất dễ bị tổn thương, chiếm 72-73% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước, chỉ cần sản lượng thịt dư thừa 3-5% là giá cả có thể biến động giảm sâu. Do thị trường Việt Nam truyền thống dùng thịt “nóng” là chính, chỉ một số đơn vị chế biến mới sử dụng thịt đông lạnh, nên giết mổ, đông lạnh, trữ đông còn nhiều hạn chế, tính khả thi chưa cao.

- Xin cảm ơn ông!

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.