Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục địa phương được mệnh danh là thủ phủ nuôi lợn lớn nhất Miền Bắc. Nơi đây có hàng nghìn hộ nuôi lợn, hộ nào nuôi ít thì cũng 50 con, nuôi nhiều thì đến khoảng 2.000 con, hộ lỗ ít thì trăm triệu đồng, còn lỗ nặng có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Trước đây lợn cũng có nhiều đợt giảm giá, nhưng chỉ trong thời gian ngắn giá lại tăng trở lại, tuy nhiên đợt giảm giá này đang kéo dài suốt từ đầu năm đến nay. Từ 56 nghìn đồng/kg thịt hơi giảm xuống đáy, có thời điểm tụt xuống còn 18 nghìn đồng/kg, thậm chí là 16 nghìn đồng/kg.
Với giá lợn hơi giảm mạnh như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đã bị thua lỗ khoảng 1-2 triệu đồng/con, tùy theo phương thức chăn nuôi. Nếu không chủ động được con giống, họ sẽ lỗ từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/con.
Nhiều người dân đang dốc toàn bộ vốn liếng để cầm cự, thậm chí có người còn đi cầm cả sổ đỏ để có tiền mua thức ăn cho lợn, chờ ngày giá lợn khởi sắc.
Gia đình ông Trần Văn Lộc xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lợn, không giống với các hộ dân khác trong xã, gia đình ông Lộc là một trong số hộ hiếm hoi đến thời điểm này vẫn cầm cự được hơn 300 con lợn trong chuồng. Theo ông đây là thời điểm khó khăn nhất đối với các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Do vậy, hơn lúc nào hết, người chăn nuôi cần hết sức bình tĩnh, tính toán căn cơ để có thể cứu vãn được đàn lợn và kinh tế cho gia đình.
Với gia đình ông, từ hơn một tháng nay, khi giá lợn hơi liên tục giảm giá, ông đã tính đến phương án phải chủ động nguồn thức ăn cho đàn lợn.
“Người dân không nên vội vàng bán gấp mà hãy tính toán và tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở ngay tại địa phương như rau bèo, rau khoai, cá vụn, cám gạo, cám ngô... và nghiên cứu cách pha trộn, bào chế để bảo đảm nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho đàn lợn, giảm đáng kể giá thành và tránh phụ thuộc vào nguồn cám như hiện nay” Ông Sơn chia sẻ.
Nhiều giải pháp cứu người chăn nuôi - Ảnh: Quang Huy |
Theo ông Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho biết: Hiện nay UBND huyện chỉ đạo các xã động viên bà con nên bình tĩnh tìm hướng khắc phục.
Đồng thời chỉ đạo ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con tận dụng nguồn thức ăn phối trộn để chủ động nguồn thức ăn, giảm chi phí giá thành để cầm cự đàn lợn, tránh bán đổ, bán tháo và không được tăng đàn trong thời gian tới.
Huyện cũng đề xuất với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm giá thành thức ăn trong chăn nuôi, cụ thể là Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Tân Việt giảm 5% giá cám cho bà con chăn nuôi trong huyện và tiếp tục thực hiện liên kết bốn nhà trong cung ứng thức ăn chăn nuôi.
Theo sở NN&PT NT tỉnh Hà Nam, hiện nay, toàn tỉnh có trên 281 nghìn hộ chăn nuôi lợn với hơn 507 nghìn con lợn thịt.
Đa số hộ chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Nam đều sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và cho ăn thẳng. Nên việc duy trì vốn để mua cám cho đàn lợn hiện tại của các hộ dân là rất khó.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi lợn ở thời điểm này cần bình tĩnh, tìm giải pháp về nguồn thức ăn để duy trì đàn lợn đang nuôi. Tránh tình trạng người nuôi bỏ dài không cho lợn ăn gây dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa phương; khuyến khích, kích cầu người tiêu dùng tiêu thụ lợn ngay trong nội địa.
Trong tình hình này, tỉnh Hà Nam đang chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, có hình thức hỗ trợ tiền lãi xuất vốn vay cho các hộ nuôi lợn; đồng thời làm việc với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi về vấn đề giảm giá thức ăn chăn nuôi.
Các bộ, ngành Trung ương cũng cần tìm ra giải pháp cụ thể để có hướng tiêu thụ đàn lợn cho người chăn nuôi một cách bền vững.
Kinh doanh 05:15 | 23/05/2018
Kinh doanh 22:00 | 18/03/2018
Thời sự 05:25 | 01/05/2017
Thời sự 12:00 | 28/04/2017