Hố sụt lún khổng lồ cắt đứt đường Trường Sơn Đông

Hố sụt lún dài 40 m, sâu 70 m đã chia cắt đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Kon Tum, người dân xã Ngọc Tem muốn về huyện Kon Plong phải đi vòng về Quảng Ngãi gần 180 km. - VnExpress
ho sut lun khong lo cat dut duong truong son dong
Sạt lở khiến tuyến đường trở thành vực thẳm. Ảnh: Nhật Hạ.

Đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Kon Tum những ngày qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Trong đó, hố sụt lún dài 40 m, sâu 70 m tạo thành vực thẳm chia cắt toàn bộ tuyến đường, xe không thể qua lại. Việc sạt lở đang tiếp diễn, đất đá, cây cối... nằm ngổn ngang trên đường.

Theo ông Nguyễn Minh Cường - Chủ tịch xã Ngọc Tem, việc đường Trường Sơn Đông bị chia cắt khiến hàng nghìn dân trong xã bị cô lập với huyện Kon Plong suốt 5 ngày qua. Người dân muốn về trung tâm huyện chỉ có cách đi vòng về Quảng Ngãi gần 180 km, xa gấp 3 lần bình thường.

"Bị cô lập nhưng người dân không đói, khát… khi các nhu yếu phẩm thiết yếu được cung cấp đầy đủ. Học sinh bán trú thì được cho ở lại tại trường để tránh nguy hiểm. Riêng vụ mùa của bà con đã thu hoạch nên không ảnh hưởng", ông Cường nói.

ho sut lun khong lo cat dut duong truong son dong
Các đơn vị thi công đang tiến hành khắc phục sạt lở. Ảnh: Nhật Hạ

Ông Nguyễn Hoàng Mộng - Phó chi cục Quản lý đường bộ III.4 cho biết, mưa lớn kéo dài một tháng qua khiến tuyến Trường Sơn Đông từ huyện Kbang (Gia Lai) đến huyện Kon Plong (Kon Tum) xảy ra 28 điểm sạt lở ta luy dương và âm, gây ách tắc giao thông.

Chi cục quản lý đường bộ III.4 đã phối hợp với 4 đơn vị thi công công trình giao thông trên tuyến đường này khắc phục sự cố, khơi thông từng đoạn. "Nhiều ngày qua, hơn 12 máy móc, xe múc, ủi đất… liên tục dọn dẹp, san lấp nhưng đường vẫn chưa thông, do khối lượng đất đá sạt lở và sụt lún lớn", ông Mộng nói.

Đường Trường Sơn Đông là trục giao thông xuyên suốt 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (điểm đầu ở Quảng Nam, cuối ở Lâm Đồng), dài gần 700 km, khánh thành đầu năm 2015. Tuyến này song song với đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1.

chọn
ĐHĐCĐ Fecon: Điểm rơi lợi nhuận các dự án bất động sản vào 2027, tập trung thi công hạ tầng ngầm, cảng và phát triển thêm TOD
Theo ban lãnh đạo Fecon, điểm rơi dòng tiền các dự án đầu tư sẽ rơi vào năm 2027 khi bán xong Square City và 2 khu công nghiệp. Mảng xây dựng vẫn được xác định là thế mạnh cho giai đoạn sau 2028 - 2029, chiếm khoảng 60% lợi nhuận, còn mảng đầu tư chỉ chiếm 40%. Mục tiêu cốt lõi của Fecon là trở thành đơn vị thi công hàng đầu về hạ tầng, công trình ngầm và cảng.