Căn nhà rộng khoảng 20m2 nằm sâu trong con hẻm 166, đường Phan Đình Phùng, phường An Lạc, Ninh Kiều, Cần Thơ, đây chính là nơi hơn 20 người trong đại gia đình hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh Giu sinh sống. Hoàng tử có 7 người con nhưng giờ mỗi người một số phận, có người còn phải vá xe lề đường kiếm tiền sống qua ngày.
Vị hoàng tử lam lũ
Hoàng tử Vĩnh Giu và vợ là bà Lý Ngọc Hóa đã sinh được 7 người con cả trai lẫn gái. Không giống như một gia đình hoàng tộc bình thường, vị hoàng tử triều Nguyễn cũng như bao con người bình thường khác, phải xắn tay áo làm đủ mọi công việc cực nhọc để nuôi đàn con khôn lớn.
Nhắc về cha, ông Nguyễn Phước Bảo Thọ (con trai thứ tư của hoàng tử Vĩnh Giu) cho biết, từ năm 1975 cha ông đã làm nghề này và cho đến cuối đời ông vẫn kiếm tiền bằng công việc bơm xe.
Theo ông Bảo Thọ, những ngày ở Cần Thơ, ông cùng các anh chị sống cuộc đời bình dị, thậm chí là cơ cực và không một ai hay biết về gốc gác hoàng tộc của mình. Duy chỉ có hoàng tử Vĩnh Giu vẫn luôn giữ phong thái của một con người quyền quý, cốt cách thanh cao của dòng dõi Nguyễn Phước vẫn luôn được ông gìn giữ.
Ông Nguyễn Phước Bảo Thọ |
Hồi chúng tôi còn nhỏ, ấn tượng duy nhất về cha là một người giỏi tiếng Pháp, hay giao du với Tây, dù nhà nghèo, phải lao động chân tay song ông luôn dành thời gian để ngồi cà phê đàm đạo ở những quán người Pháp hay lui tới. Trong gia đình ông cũng hay nói chuyện bằng tiếng Pháp và có dạy dỗ anh em chúng tôi rất nghiêm khắc.
Tại vùng đất Ninh Kiều, Cần thơ, dẫu đã rất cố gắng lo cho các con có cuộc sống tốt nhất song 7 người con của hoàng tửu Vĩnh Giu vẫn không được ăn học đầy đủ. Trong số 7 anh chị em, chỉ có hoàng tôn Nguyễn Phước Bảo Bồi thành đạt nhất. Còn lại phải vất vả mưu sinh bằng đủ thứ nghề, chạy xe ôm hoặc làm thuê làm mướn.
Số phận chua chát
Dù là mỗi người con của hoàng tử Vĩnh Giu đều có những số phận khác nhau nhưng có lẽ ông Nguyễn Phước Bảo Tài (sinh năm 1964, con trai út hoàng tử Vĩnh Giu) là có . Nhắc đến người em kế của mình, hoàng tôn Bảo Thọ trầm ngâm cho biết, có lẽ số phận Bảo Tài là khổ cực hơn cả.
Ông Bảo Tài cũng làm đủ trăm thứ nghề để sinh sống. Năm 2004, ông kết hôn khi đã ở tuổi 40. Sau nhiều ngày vật vã lam lũ với cuộc sống mưu sinh, vợ chồng ông quyết định về quê vợ ở Phong Điền, Cần Thơ, cất tạm căn nhà nhỏ để sinh sống. Thường thì người ta nói về những ngày tháng đầu tiên của hôn nhân luôn mang đến những sự hạnh phúc ngọt ngào nhưng với ông Bảo Tài đó là quãng thời gian thật sự cay cực.
Ngày giỗ vua Thành Thái là lúc mà các con, cháu tụ họp về cố đô Huế |
Đứa con gái đầu lòng ra đời trong sự mong chờ của tất cả mọi người, nhưng niềm vui đó chẳng tày gay vì cháu bé mắc bệnh bẩm sinh, thể trạng và sự phát triển không như những em bé bình thường.
Những tháng ngày đưa con gái đi khám chữa ở khắp nơi khiến cho kinh tế gia đình kiệt quệ hoàn toàn. Dù đã dùng hết tất cả những gì có thể nhưng căn bệnh suy não mà cô con gái ông Bảo Tài mắc phải vẫn chẳng thể nào thuyên giảm.
Chấp nhận thực tế, vợ chồng ông Bảo Tài phải căng mình làm rất nhiều việc để kiếm tiền nuôi con cũng như trang trải nợ nần. Ngoài việc chạy xe ôm, ông nhận làm từ thợ hồ, chạy bàn đến việc bốc vác thuê dưới chợ nổi. Còn bà Tuyền đã thuê một khoảng đất trống mở quán cơm, phụ chồng kiếm tiền chạy chữa cho con.
Theo lời kể của ông Bảo Thọ, từ khi thân thế gia đình Nguyễn Phước được tiết lộ, trước hoàn cảnh cơ cực của ông Bảo Tài, chính quyền đạ phương đã tạo điều kiện giúp đỡ. Hiện nay, căn nhà lụp xụp của ông Tài đã được xây mới lại khá khang trang.
Nhắc về thân thế, các con của hoàng tử Vĩnh Giu vẫn nhắc mãi chuyện rất nhiều người họ hàng, bạn bè sau khi nghe tin đã tìm đến để hỏi thăm về “gia đình con cháu vua Thành Thái” nhưng con hẻm nhỏ 166 Phan Đình Phùng không một ai hay biết, dẫu dòng họ Nguyễn Phước sống ở đây đã ngót nghét trên 50 năm.
Căn nhà thờ họ Nguyễn Phước tại con hẻm 166, Phan Đình Phùng, Cần Thơ, nay vẫn được các con nhang khói, gìn giữ như lưu giữ một kỷ niệm về nơi vị hoàng tử cuối cùng của vua Thành Thái sinh sống.